Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan

Ngay sau khi ăn phi lê cá nhúng lẩu, ông Xie (55 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) bị đau bụng và tiêu chảy nhưng không chú ý đến. 4 tháng sau, các bác sĩ tại bệnh viện địa phương phát hiện gan của ông phồng to, chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan.

Trong một bữa ăn nhúng lẩu, ông Xie (55 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) gắp miếng phi lê cá lên và nhúng vào nồi lẩu nhưng chưa đầy chục giây sau ông đã nhấc miếng cá ra ngay và đưa thẳng lên miệng ăn ngon lành. Sau khi ăn xong, lập tức ông xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy cùng một số biểu hiện khác.

Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, ông Xie cũng chẳng mảy may suy nghĩ và cũng không tìm đến sự hỗ trợ y tế. Cứ thế 4 tháng trôi qua, một ngày, ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao, người ớn lạnh. Lúc này, người nhà mới đưa ông đến bệnh viện địa phương. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ra rằng một nửa gan của ông phồng to lên như quả bóng lớn, hóa ra bên trong là cả 1 "tổ" ký sinh trùng sán lá gan.

Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan - Ảnh 2.

Ký sinh trùng sán lá gan là gì?

Tên khoa học của sán lá gan là Clonorchis sinensis. Đây là một loại ký sinh trùng lưỡng tính thường sống ở cá hoặc tôm nước ngọt. Quá trình phát triển của nó phức tạp, có thể được chia thành các giai đoạn như sán lớn, trứng, ấu trùng... Thông thường, giai đoạn ấu trùng metacercaria của sán lá gan sẽ ký sinh trong cơ thể cá và tôm nước ngọt.

Nếu con người ăn cá và tôm chưa được nấu chín ở nhiệt độ cao, ấu trùng metacercaria của ký sinh trùng này sẽ đi vào và ký sinh trong cơ thể người, tạo thành bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Kích thước trưởng thành của sán lá gan có thể đạt 1.5-2.5cm, hình dạng của nó giống như hạt hướng dương, màu nâu mờ, có mút, miệng, hầu họng, thực quản, ruột và các cấu trúc khác. Chúng thường cư trú ở gan của con người, nên còn được gọi là sán lá gan.

Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan - Ảnh 3.

Tác hại của sán lá gan đối với sức khỏe con người

Sau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người và hình thành ký sinh trùng trong cơ thể người, thể trưởng thành của nó chủ yếu ký sinh vào ống mật của gan người, đặc biệt là nhánh của ống mật và đôi khi cũng có thể được nhìn thấy trong ống tụy.

Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người để hình thành ký sinh trùng và nhiễm trùng. Quá trình bệnh thường tương đối chậm. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể gặp tình trạng nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.

Những người bị nhiễm trùng nhẹ thường bị đau bụng nhẹ, chán ăn, đau bụng và tiêu chảy nhẹ. Nhưng một số bệnh nhân sẽ dần dần phát bệnh nặng giống trường hợp của ông Xie, có thể bị đau âm ỉ ở vùng gan và gan trái mở rộng, thường kèm theo cảm giác chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng và tức ngực, giảm trí nhớ và các triệu chứng khác.

Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Một số sán lá gan sinh sôi trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn đường mật và gây đau bụng đường mật. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bệnh sẽ bị giảm cân, thiếu máu, gan lách to, cổ trướng và xơ gan, thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư như ung thư đường mật và ung thư gan.

Cách phòng chống sán lá gan ra khỏi cơ thể

Cách tốt nhất là phòng ngừa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sán lá gan. Để ngăn ngừa nhiễm sán lá gan, điều quan trọng nhất là nên không ăn đồ sống nếu không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là khi ăn một số loại cá nước ngọt, có khả năng cao chứa sán lá gan.

Trong trường hợp bạn đã bị nhiễm sán, tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn phương pháp điều tị hợp lý:

- Nếu bạn bị bệnh nhẹ khi phát hiện nhiễm sán lá gan, bạn có thể trực tiếp thực hiện điều trị tẩy giun.

- Đối với những người bị nhiễm trùng nặng, khi cơ thể bị phì đại gan, sốt, giảm cân, thiếu máu, vàng da... nên được sử dụng thuốc chống viêm, tăng cường dinh dưỡng, điều trị thiếu máu và loại bỏ phù nề, thậm chí sẽ có trường hợp quá nặng được chỉ định phẫu thuật. Sau khi điều trị, các triệu chứng toàn thân do ký sinh trùng sẽ được khắc phục và dần biến mất hoàn toàn.

Nguồn tham khảo: CDC, Kknews, QQ, Healthline