Đài truyền hình Bắc Kinh (Trung Quốc) mới đây đưa tin: Một phụ nữ họ Trương ở Bắc Kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 2013. Điều gây sốc là cả 4 thành viên trong gia đình cô gồm bố và 2 anh trai đều qua đời vì bệnh ung thư.
Nguyên nhân do đâu mà mọi người trong gia đình này lại lần lượt mắc bệnh ung thư? Bác sĩ đã tiến hành rất nhiều phân tích, thí nghiệm và phát hiện ra rằng: Aspergillus flavus (loại nấm sinh ra chất gây ung thư mạnh aflatoxin) được tìm thấy trên thớt và đũa mà gia đình cô Trương sử dụng hàng ngày!
Ảnh minh họa
Hóa ra gia đình cô không có thói quen lau khô hay làm sạch thớt sau khi đã vệ sinh, thậm chí còn dùng chung một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống và chín, điều này cũng tạo cơ hội cho nấm Aspergillus flavus phát triển.
Trên thực tế, có rất nhiều nguy cơ gây ung thư và chết người tiềm ẩn trong nhà bếp, có lẽ mỗi khi nấu nướng, thực phẩm bạn ăn không được sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh như bạn tưởng tượng.
Aflatoxin độc hại như thế nào? Nhiều người có thể không hiểu. Độc tính của aflatoxin gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần so với asen. Ngay từ năm 1993, nó đã được xác định là chất gây ung thư loại 1, và nó cũng là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến hiện nay.
Phần lớn Aspergillus flavus ký sinh trong đất nhưng bào tử của khuẩn lạc có thể phát tán vào không khí, khi những bào tử này rơi trên bề mặt thực phẩm sẽ lây nhiễm vi khuẩn ký sinh và tạo ra độc tố aflatoxin. Một số người có thể thắc mắc tại sao những chiếc đũa, chiếc thớt trong nhà bếp không phải là cây nông nghiệp, vậy làm sao chúng có thể bị dính chất gây ung thư như vậy.
Đúng là các vật dụng như đũa, thớt sẽ không mọc nấm Aspergillus flavus, nhưng chúng ta sẽ sử dụng các dụng cụ này để ăn ngô, lạc và các loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin khác. Nếu môi trường nhà bếp ẩm thấp, đũa, thớt và các vật dụng nhà bếp khác không được vệ sinh sạch sẽ và để trong môi trường tối sẽ tạo điều kiện cho độc tố aflatoxin sinh sôi.
Mặc dù Aspergillus flavus có khả năng gây ung thư mạnh, nhưng nó có thể bị tiêu diệt bằng cách khử trùng ở nhiệt độ cao. Khi thớt được làm sạch và không sử dụng, nên phơi dưới ánh nắng mạnh, tia cực tím trong ánh nắng có tác dụng khử trùng và đạt được mục đích diệt nấm Aspergillus flavus. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp thớt luôn khô ráo, giảm sự phát triển của vi trùng.
4 thói quen nấu nướng xấu nên bỏ để tránh bị ung thư
Ngoài những chất gây ung thư ẩn chứa trong một số dụng cụ nhà bếp hay rau củ, những thói quen nấu nướng sai lầm thông thường cũng có thể vô tình khiến bạn bị ung thư.
1. Chỉ cho rau vào khi nồi đang bốc khói
Trước kia, người ta thường đợi dầu bốc khói rồi mới cho rau vào. Trên thực tế, phương pháp này không phù hợp với dầu ăn đã qua chế biến và chiết xuất nhiều lần hiện nay.
Điều này là bởi điểm bốc khói của dầu ăn tương đối cao, và khi bắt đầu bốc khói, nhiệt độ của dầu đã rất cao. Nhiệt độ dầu quá cao có thể tạo ra một số chất gây ung thư, dễ làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
2. Máy hút mùi không bật khi nấu
Xào với lửa lớn là một cách giúp món ăn giữ được độ tươi ngon và hương vị đậm đà. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng sẽ sinh ra nhiều khói dầu. Khói dầu bếp chứa các chất gây khó chịu và có hại không kém khói thuốc lá. Thường xuyên hít phải khói này có thể gây hại cho sức khỏe của hệ hô hấp và làn da, đồng thời gây buồn nôn, chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng phát hiện ra rằng, thời gian đun nấu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao.
3. Nhiệt không được kiểm soát tốt, nồi không được rửa trước lần dùng tiếp theo
Nhiệt độ dầu ăn càng cao, màu thực phẩm càng đậm, có thể sinh ra một lượng lớn chất độc hại và chất gây ung thư, chẳng hạn như acrylamide (chất gây ung thư loại 2). Một khi không kiểm soát tốt nhiệt lượng sẽ làm thức ăn bị cháy khét. Cặn thức ăn bám trên bề mặt chảo sẽ có màu đen, nếu nồi không được cọ rửa, những lớp vảy này cũng sẽ sinh ra các chất độc hại khi đun nấu trong lần dùng tiếp theo.
4. Sử dụng lại dầu nhiều lần
Nếu bạn nấu những món ăn sử dụng nhiều dầu, để không lãng phí thì một số người sẽ gom dầu lại và cất đi để nấu lần sau.
Trên thực tế, một khi dầu được làm nóng, một lượng lớn các sản phẩm oxy hóa dầu độc hại sẽ được tạo ra. Khi bạn tiếp tục sử dụng dầu này để nấu ăn ở nhiệt độ cao, số lượng của các chất gây ung thư sẽ tăng mạnh, chẳng hạn như benzopyrene (chất gây ung thư loại 1).
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This