Bánh mì là thực phẩm quen thuộc và thường được sử dụng như một bữa sáng tiện lợi và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên bác sĩ Dai Dingen, bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Đài Bắc, Trung Quốc, đã cảnh báo rằng khi ăn bánh mì bạn cần chú ý đến số lượng và thời gian tiêu thụ, cũng như cách chế biến bánh mì... Nếu không có thể khiến lượng đường trong máu tăng và gây tăng cân không phanh.
2 kiểu ăn bánh mì sẽ gây tăng cân không phanh và "sản sinh" tế bào ung thư
1. Ăn bánh mì quá nhiều
Theo bác sĩ Dai Dingen, cơ thể chúng ta thường tiết ra cortisol và adrenaline vào buổi sáng, do đó nhu cầu hấp thụ đường cũng cao. Nếu ăn bánh mì quá nhiều vào lúc này sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
"Cứ 100 gam lúa mì có 42,2 gam đường, nếu ăn bánh mì vào buổi sáng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và giảm mạnh sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ, có hại cho sức khỏe", bác sĩ Dai Dingen cho hay.
Bánh mì là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Bánh mì có chỉ số đường huyết cao, cho nên ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân không phanh, thì còn gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu...
Bên cạnh đó, ăn nhiều bánh mì còn được cảnh báo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Khuyến cáo của một chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản tên là Hideo Makuuchi, ông đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách sức khỏe.
Chuyên gia này cho biết: Bánh mì chứa nhiều đường, ngay sau khi ăn có thể khiến cơ thể cảm thấy no bụng, thỏa mãn cơn thèm ăn nhưng việc tiêu thụ một loại thực phẩm chứa nhiều đường như vậy trong thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư vú. Tuy vậy, quan điểm cho rằng ăn bánh mì vào bữa sáng có khả năng gây ung thư vú hiện giờ vẫn chỉ là tin đồn, chưa có chứng minh lâm sàng.
2. Ăn bánh mì cháy có thể gây ung thư
Nhiều người thích ăn bánh mì nướng hoặc bánh mì chiên, tuy nhiên nếu bạn ăn bánh mì quá cháy có thể tạo ra chất gây ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng benzopyrene thường có mặt trong các thực phẩm bị cháy xém. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp benzopyrene vào nhóm 1 về khả năng gây ung thư cho con người.
Có nên tiếp tục ăn bánh mì hay không?
Bác sĩ Dai Dingen cho hay: Không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn bánh mì ra khỏi chế độ ăn uống nhưng nên chú ý đến số lượng và thời gian tiêu thụ, đồng thời cố gắng tránh ăn bánh mì bị cháy.
Bánh mì chỉ nên ăn vào bữa sáng chứ không ăn thay cơm. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 2-3 lát bánh mì, nếu ăn nhiều thì việc tăng cân là khó tránh khỏi. Khi ăn nên kết hợp với việc ăn rau, hoa quả và uống nhiều nước trong ngày.
Bên cạnh đó, nên tránh những loại bánh mì ngọt, nhiều bơ sữa, phô mai, kẹp thịt chế biến sẵn... Thay vào đó nên chọn những loại bánh mì nguyên hạt, không nhân, vị nhạt.