Một nữ nhân viên văn phòng họ Trần (26 tuổi) ở Đài Trung, Đài Loan là người rất thích đồ ngọt. Mấy tháng gần đây, cô thường xuyên cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần nên đến bệnh viện khám thì khiến bác sĩ sốc.
Trần Ngọc Vỹ, một bác sĩ tại khoa Chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa Dajiali nói rằng, cô Trần mắc bệnh tiểu đường loại 2. Qua các xét nghiệm kỹ về mạch máu, bác sĩ phát hiện nồng độ lipid máu quá cao, lên tới 9100 mg/dL, cao hơn 60 lần so với người thường (150 mg/dL). Máu có màu đỏ nhưng của cô Trần do chứa quá nhiều dầu nên nó chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, bệnh tiểu đường còn dễ biến chứng thành bệnh lý võng mạch. Võng mạc của cô còn thấy cả dầu bám vào.
Bác sĩ Trần Ngọc Vĩ.
Sau khi điều trị tích cực, hàm lượng chất béo trong máu của cô Trần giảm đi đáng kể, mạch máu được phục hồi. Ngoài ra, cô còn được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp có tên Omental Lipidemia, thường xảy ra khi nồng độ dầu triacid cao trong máu vượt quá 2000 mg/dL.
Bệnh nhân mỡ máu thường không có vấn đề về thị lực hoặc các triệu chứng về mắt rõ ràng, do đó nhìn bề ngoài rất khó phát hiện, nếu không kiểm tra cơ bản rất dễ bị bỏ qua.
Khi mức triglyceride cao trở về giá trị bình thường, vấn đề tắc nghẽn mạch máu do dầu có thể được giải quyết. Ngược lại, nếu tình trạng này không được cải thiện, nó sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và nhiều bệnh khác.
Có rất nhiều dầu trong mạch máu bệnh nhân.
Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra chất béo trung tính cao:
- Một là liên quan đến di truyền gen gia đình. Đột biến gen dẫn đến thiếu lipoprotein lipase, chất có thể phân hủy chất béo trung tính trong máu.
- Hai là liên quan đến các bệnh chuyển hóa và nội tiết, chẳng hạn như những người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu kém, người không có đủ hormone tuyến giáp, người nghiện rượu…
Cách kiểm soát mỡ máu cao
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thời tiết nóng bức có thể khiến nhiều người tiêu thụ nước ngọt nhiều hơn, hay buổi tối ăn quá no cũng dễ dẫn tới tình trạng tăng mỡ máu. Vì vậy, cần kiểm soát chế độ ăn của mình, tốt nhất nên tăng cường các loại ngũ cốc, rau, trái cây, hạn chế mỡ động vật.
- Tập thể dục thường xuyên
Dân văn phòng ít hoạt động thể chất thường mắc rất nhiều bệnh lý liên quan tới mỡ máu. Vì vậy, việc tập các bài tập đơn giản như chạy bộ, đạp xe… một tuần vài lần có tác dụng rất tốt đối với cơ thể.
- Điều chỉnh cảm xúc, tránh thay đổi tâm trạng đột ngột
Việc căng thẳng, phấn khích quá độ cũng có thể khiến lipid máu tăng cao, không có lợi trong việc phòng và kiểm soát mỡ máu. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, việc duy trì tâm trạng ổn định cũng là cách giữ gìn sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ rất cần thiết, nhất là đối với một số người trung niên và cao tuổi, có thể giúp kịp thời phát hiện ra những bất thường của cơ thể, chẳng hạn như lipid máu.
- Bỏ hút thuốc và uống rượu
Uống rượu có thể làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp, đồng thời có thể thúc đẩy sự lắng đọng của muối canxi và cholesterol trên thành mạch máu, đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch. Uống nhiều rượu trong thời gian dài dễ gây xơ cứng động mạch và làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp. Thuốc lá cũng gây ra những hậu quả tương tự.