Dù ngày càng có nhiều tiến bộ trong y học nhưng con người cũng phải đối mặt với nhiều bất trắc hơn khi các loại bệnh dịch, virus phát triển, biến đổi không ngừng. Khi đó, điều quan trọng nhất chúng ta cần làm là cố gắng để giữ cho cơ thể mình luôn khỏe mạnh, củng cố chắc chắn hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa và chống chọi với bệnh tật.
Để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, con người có nhiều cách khác nhau, nhưng trong đó không thể nào thiếu đi vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao. Theo kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đi xe đạp cũng như chạy và bơi lội là một trong những môn có khả năng cải thiện chức năng tim, phổi, giúp ngăn ngừa lão hóa não và thúc đẩy quá trình "tái sinh" khớp gối, đồng thời cũng là "tái sinh'' sức sống, sức trẻ, sức khỏe của con người.
Theo bác sĩ Phạm Văn Tú, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đạp xe cũng là một loại vận động. Nó giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn (hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ...); hệ tiêu hóa (làm tăng hoạt động của ruột, tránh táo bón...); hệ cơ xương (tăng mật độ xương, làm cơ dẻo dai, hạn chế nguy cơ ngã...); hệ thần kinh (làm cho giấc ngủ sâu hơn, xả stress) và tăng cường miễn dịch, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ của con người.
Bác sĩ Phạm Văn Tú, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
1. Ngăn ngừa lão hóa não
Đạp xe có thể ngăn ngừa lão hóa não và cải thiện sự nhanh nhẹn của hệ thần kinh. Nó là một mặt khác của chuyển động chi phối, việc đạp chân luân phiên cho phép các chức năng não trái và phải được phát triển đồng thời, từ đó giúp ngăn ngừa sự lão hóa sớm và chứng hay quên của con người.
2. Cải thiện chức năng tim phổi
Nó có thể cải thiện chức năng tim phổi, rèn luyện sức mạnh cơ chi dưới và tăng cường sức bền tổng thể. Môn thể thao đạp xe có tác dụng tăng sức bền cho các cơ quan nội tạng. Bài tập này không chỉ có lợi cho chi dưới hông, đầu gối, mắt cá chân 3 cặp khớp và 26 cặp cơ, mà còn rèn luyện cho cổ, lưng, tay, bụng, eo, háng, mông, cơ, khớp, dây chằng.
Đạp xe không chỉ sử dụng chuyển động của chân để nén lưu lượng máu, hút máu từ cuối các mạch máu trở về tim mà còn tăng cường sức mạnh cho các mô vi mạch.
3. Hiệu quả giảm cân đáng chú ý
Khi đi xe đạp, do tập theo chu kỳ, người tập tiêu thụ nhiều calo hơn, có thể nhận được hiệu quả giảm cân đáng kể, và làm cho cơ thể cân đối. Việc vận động hợp lý này có thể kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone khiến bạn sảng khoái và vui vẻ.
Bước lên xe đạp sẽ làm nén các mạch máu, giúp tăng tốc độ lưu thông máu và cho phép não hấp thụ nhiều oxy hơn, đồng thời ngăn ngừa huyết áp cao. Khi đi xe đạp, hít nhiều không khí trong lành, bạn sẽ cảm thấy rất thư giãn.
4. Có lợi cho khớp gối
Đạp xe giúp duy trì, phục hồi và luyện tập chức năng khớp, đồng thời có thể kích thích quá trình trao đổi chất của sụn tự thân, tăng sức mạnh cơ tứ đầu và hiệu quả thúc đẩy quá trình "tái tạo khớp gối".
Theo BS. Tú, đi bộ hay leo cầu thang đều làm tổn thương khớp gối do khớp gối, khớp háng là những khớp chịu tải trong cơ thể, việc đi bộ hoặc lên xuống cầu thang khiến trọng lực dồn xuống chân càng lớn, càng làm tổn thương các khớp đó. Vì vậy, những người cao tuổi, người mắc các bệnh xương khớp cần tránh đi lên xuống cầu thang bằng hình thức tập luyện và hạn chế đi bộ. Tuy nhiên, đạp xe lại không gây hại như vậy mà thậm chí còn ngược lại.
Đạp xe tốt hơn so với đi bộ bởi khi thực hiện bài thể dục này các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân đã được yên xe đỡ trọng lượng cơ thể rồi, giải phóng cho đôi chân, giảm được lực tì đè, giảm ảnh hưởng của quá trình thoái hóa khớp. Điều này đặc biệt tốt cho người có bệnh lý về khớp và người cao tuổi.
5. Tất cả các yếu tố trên đều giúp kéo dài tuổi thọ
Theo khảo sát và thống kê của các ủy ban quốc tế liên quan, trong số các ngành nghề trên thế giới, bưu tá có tuổi thọ cao nhất, một trong những nguyên nhân là họ thường đi xe đạp khi đưa thư.
Do đó, tùy thuộc vào thể trạng, khả năng của bản thân, mỗi người có thể lựa chọn thời gian đạp xe sao cho phù hợp. Dù mỗi ngày chỉ bỏ ra 10-15 phút đạp xe cũng đã rất tốt cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ rồi, vậy bạn có muốn làm nó hay không?