Một người đàn ông họ Trương, sống tại thành phố Thẩm Dương (Liêu Ninh, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì bệnh gout khi mới 30 tuổi.
Theo lời kể, anh Trương vốn rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi bị cảm vặt dù thường xuyên thức khuya, công việc bôn ba nay đây mai đó. Thế nhưng, khoảng vài tháng trở lại đây, anh bỗng nhiên bị nổi mụn thịt ở nhiều nơi trên cơ thể. Nghĩ mình bị bệnh ngoài da do đặc thù công việc, lại chẳng thấy đau đớn hay bất thường nào khác nên anh cũng mặc kệ, cho rằng chúng sẽ biến mất theo thời gian.
Ảnh minh họa
Nhưng mọi việc không đơn giản như vậy, gần 2 tháng trôi qua số mụn trên người anh không những không biến mất mà còn mọc ngày 1 nhiều hơn. Đặc biệt, các khớp tay, chân trên người anh Trương cứ ngày 1 sưng to, xung quanh nổi nhiều mụn thịt, sờ vào thấy cứng và đau nhẹ, nhất là về đêm.
Đỉnh điểm là cách đây vài ngày, trong khi đang làm việc anh đột nhiên cảm thấy khớp chân đau dữ dội, đến mức không thể đứng nổi. Nhận ra tầm nghiêm trọng của vấn đề, anh liền xin nghỉ làm rồi gọi xe tới thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện.
Vị bác sĩ khám bệnh cho anh Trương hết bất ngờ rồi lại đến xót xa. Ông cho biết, vì bận rộn và chủ quan nên khi nhập viện, tình trạng của anh đã rất tệ. Ông chưa gặp trường hợp nào còn trẻ tuổi mà đã bị biến chứng gout nặng như anh ta.
Các khớp ngón tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ chân của anh Trương đều bị biến dạng. Nguyên nhân là do các hạt tophi tích tụ, hình thành mụn cứng quanh các khớp và gân, gây tổn thương và biến dạng các khớp. Vì vậy, dù có phẫu thuật phẫu thuật loại bỏ thì chức năng khớp sau này vẫn bị ảnh hưởng ở 1 mức độ nhất định, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Anh Trương ngồi sụp xuống sàn, 2 tay ghì chặt lấy đầu. Thật khó để chấp nhận sự thật rằng anh mắc căn bệnh mãn tính này khi mới vừa 30 tuổi, còn biết bao dự định trong công việc, cuộc sống mà anh chưa kịp hoàn thành.
Sau khi được bác sĩ giải thích, anh vô cùng hối hận vì lối sống không khoa học của mình bấy lâu nay. Hóa ra, ngay từ thời sinh viên anh đã thường xuyên uống nước ngọt có ga, lại hay tụ tập nhậu nhẹt với bạn bè, đặc biệt mê mẩn món thịt nướng.
Khoảng 3 năm gần đây, công việc vất vả khiến anh càng thích ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhiều đạm để bồi bổ. Đáng sợ nhất là trong suốt 3 năm này, anh hoàn toàn không uống nước lọc mà thay thế bằng các loại nước ngọt, nước có ga. Đặc thù công việc cũng khiến tần suất ngồi trên bàn nhậu của anh Trương dày đặc hơn mà không biết bệnh gout đang từ từ đến.
5 loại thực phẩm dễ gây bệnh gout, nên hạn chế ăn
Bác sĩ điều trị của anh Trương cho biết, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh gout vì những thói quen ăn uống giống như anh. Cộng thêm việc nghỉ ngơi không hợp lý, không thường xuyên đi khám sức khỏe dẫn đến lúc phát hiện bệnh đã bắt đầu có những biến chứng khó điều trị dứt điểm.
Ông cũng giải thích thêm rằng, nhìn chung có 2 giai đoạn hình thành các nốt mụn tophi, hay còn gọi là sỏi gout. Đầu tiên là do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều purin, sau đó cơ thể gặp vấn đề trao đổi chất, không thể đào thải axit uric dư từ thức ăn nhiều purin, dẫn đến hình thành sỏi.
Chúng chủ yếu xuất hiện ở khớp, sụn, nội tạng và thường gây ra sưng khớp, viêm khớp, thậm chí tổn thương cơ quan nội tạng. Nếu da bị tổn thương sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và khó điều trị cũng như thường xuyên viêm nhiễm trở lại.
Vì vậy, ông khuyến cáo nên hạn chế ăn 5 loại thực phẩm chứa nhiều purin, dễ gây ra bệnh gout sau đây:
- Thịt đỏ.
- Hải sản.
- Nội tạng động vật.
- Đồ uống chứa đường, nước ngọt có ga.
- Bia rượu.
Đồng thời, nên ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt và uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày. Cũng nên dành ít nhất 10 - 30 phút để tập thể dục hàng ngày và duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ.
Nguồn và ảnh: Topick, Eat This, MSN