Một số người có thể e dè và ngại đi khám hoặc thú nhận tình trạng của mình với bác sĩ, thậm chí tự ý dùng thuốc không kê đơn, kết quả là tình trạng bệnh tiếp tục trở nên trầm trọng hơn.
Bác sĩ chuyên Khoa Thận học Hong Yongxiang cho biết trên chương trình y tế "Doctor is Hot" kể về một trường hợp vì che giấu sự thật khi khám bệnh mà khiến bệnh tình mãi không khỏi.
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang.
Bác sĩ Hong Yongxiang cho biết ông từng bắt gặp một phụ nữ xinh đẹp tới khám. Sau khi kiểm tra và thăm khám phát hiện nữ bệnh nhân mắc bệnh đạm niệu (protein niệu). Sau khi uống thuốc được 1 tháng tình trạng bệnh không thuyên giảm, người phụ nữ quay lại phòng khám. Bác sĩ Hong Yongxiang hỏi nữ bệnh nhân có bị cảm, nhức đầu, căng thẳng hay dị ứng gì không nhưng người phụ nữ không gặp vấn đề gì.
Khi bác sĩ đang suy nghĩ về xem nguyên nhân tại sao bệnh của nữ bệnh nhân mãi không khỏi thì người phụ nữ đột nhiên nhỏ giọng hỏi: “Nếu quan hệ tình dục quá thường xuyên, nó có gây ra đạm niệu không?” Hóa ra là người phụ nữ gần đây đã có bạn trai mới, và bạn trai của cô ấy có ham muốn tình dục rất cao, có thể làm 4-5 lần mỗi đêm. Điều này khiến người phụ nữ thường bị mất ngủ, thiếu ngủ.
Người phụ nữ bị protein niệu nhưng uống thuốc 1 tháng mãi không khỏi. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hong Yongxiang giải thích: "Thận sợ nhất là thức khuya, chỉ cần thức khuya, protein niệu sẽ dễ dàng xảy ra". Bác sĩ Hong Yongxiang nhấn mạnh, nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng đạm niệu nghiêm trọng không phải ở việc phụ nữ quan hệ tình dục quá thường xuyên mà do mất ngủ, thiếu ngủ và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận.
Sau khi người phụ nữ hiểu rõ nguyên nhân thì cuối cùng đạm niệu cũng được cải thiện. Khi bác sĩ hỏi người phụ nữ đã xử lý thế nào vấn đề đó thì cô cho biết bạn trai đang đi công tác nên tình trạng thể chất của cô đã được cải thiện.
Bạn trai đòi hỏi quan hệ quá nhiều khiến cô gái mất ngủ thường xuyên, lâu dần ảnh hưởng tới thận. (Ảnh minh họa)
Đạm niệu (protein niệu) là gì?
Những người bị protein niệu có lượng protein trong nước tiểu cao bất thường. Tình trạng này thường là dấu hiệu của bệnh thận.
Thận của bạn là bộ lọc thường không cho nhiều protein đi qua. Khi thận mắc bệnh, các protein như albumin có thể rò rỉ từ máu vào nước tiểu của bạn. Bạn cũng có thể bị protein niệu khi cơ thể tạo ra quá nhiều protein.
Bệnh thận thường không có triệu chứng ban đầu. Protein trong nước tiểu có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Bác sĩ có thể phát hiện protein niệu qua xét nghiệm nước tiểu trong quá trình khám sức khỏe định kỳ.
Hầu hết những người có protein niệu sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, đặc biệt là trong những trường hợp sớm hoặc nhẹ. Theo thời gian, khi nó trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể có các triệu chứng bao gồm:
- Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt
- Sưng (phù nề) ở bàn tay, bàn chân, bụng và mặt của bạn
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Hụt hơi
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Bụng khó chịu và nôn mửa
- Chuột rút cơ vào ban đêm
Nguyên nhân gây ra protein tiểu
Một số điều phổ biến có thể gây ra protein niệu. Bao gồm:
- Mất nước
- Viêm
- Huyết áp thấp
- Sốt
- Hoạt động mạnh mẽ
- Căng thẳng quá mức
- Sỏi thận
- Uống aspirin mỗi ngày
Các tình trạng tổn thương thận cũng có thể khiến bạn có quá nhiều protein trong nước tiểu. Hai bệnh phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Các tình trạng nghiêm trọng khác có thể gây ra protein niệu bao gồm:
- Rối loạn miễn dịch như lupus
- Viêm thận (viêm cầu thận)
- Một bệnh ung thư máu được gọi là đa u tủy
- Tiền sản giật, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
- Sự tích tụ protein trong các cơ quan của bạn (bệnh amyloidosis)
- Bệnh tim mạch
- Tan máu nội mạch, một tình trạng trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy
- Ung thư thận
- Suy tim