Bánh chưng chua, nhớt vỏ, xử lý sao cho an toàn sức khỏe, bác sĩ chia sẻ

Khi gặp trường hợp này, nhiều người cho rằng chỉ cần cắt bỏ phần vỏ là có thể ăn tiếp. Tuy nhiên, chuyên gia lại không cho là như vậy.

Bánh chưng sau khi nấu chín có thể lưu trữ được vài ngày, thậm chí vài tuần nếu bảo quản trong ngăn lạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng bánh chưng bị chua, nhớt vỏ. Vậy khi đó, chúng ta nên xử lý như thế nào?

Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, “tình trạng chua thiu và nhớt ở vỏ bánh chưng thường xuất hiện khi quá trình nấu nướng không đồng đều hoặc có thể là do sự tác động của một số yếu tố bên ngoài. Khi bạn gặp phải tình trạng này, việc cắt bỏ phần vỏ và tiếp tục ăn phần bên trong có thể không là lựa chọn tốt”. 

Bánh chưng chua, nhớt vỏ, xử lý sao cho an toàn sức khỏe, bác sĩ chia sẻ - Ảnh 1.

Dưới đây là 2 lý do giải thích vì sao nên tránh ăn phần bên trong của bánh chưng khi vỏ có vấn đề:

- Hương vị không đồng đều: Vỏ bánh chưng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ và tạo hương vị đặc trưng cho bánh. Khi vỏ bánh chua thiu hoặc nhớt, hương vị của bánh có thể bị ảnh hưởng một cách không đồng đều. Việc loại bỏ vỏ có thể làm mất đi phần quan trọng của trải nghiệm ẩm thực truyền thống.

- An toàn thực phẩm: Nếu vỏ bánh chưa đạt được điều kiện an toàn thực phẩm, có thể có nguy cơ chứa đựng các vi khuẩn hoặc chất cảm quan gây hại cho sức khỏe. Loại bỏ vỏ bánh có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với những vấn đề này nhưng chưa chắc đã loại bỏ toàn bộ nguy cơ đó. Ăn vào rất dễ ngộ độc.

Bảo quản bánh chưng đúng cách

BS. Đức cho rằng hương vị của bánh chưng ngon nhất trong khoảng từ sau khi nấu chín tới 7-8 ngày sau đó. Nếu nhiệt độ bên ngoài ở mức cao, nhân bánh rất dễ bị chảy nước, ôi thiu, nấm mốc, do đó bạn cần cất trữ bánh vào ngăn lạnh tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nhiệt độ ngăn lạnh tối ưu nhất là 5-10 độ C, không nên cất trữ bánh chưng trong ngăn đá bởi nó sẽ khiến bánh dễ bị cứng.

Bảo quản bánh trong tủ lạnh nên để nguyên cả lá bánh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt lấy giấy nilon bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (ăn phần vỏ bánh thấy rõ độ cứng của hạt gạo) thì có thể đem luộc, hấp hoặc chiên là có thể tiếp tục dùng được. Bánh chưng để vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 7-10 ngày.

Lưu ý khi ăn bánh chưng

Trong 100g bánh chưng có 181kcal, 4.3g chất đạm, 4.2g chất béo, 31.6g chất bột đường, 0.6g chất xơ, 26g canxi, 0.94g sắt và 1.4g kẽm. Nếu ăn khoảng 1/4 chiếc bánh chưng cỡ vừa thì cơ thể bạn đang hấp thụ khoảng 500kcal, tương đương 2 bát cơm cỡ vừa. Do đó, việc ăn quá nhiều bánh chưng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, khó tiêu.

Vì thế, để tránh gặp phải điều này, chúng ta chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh chưng, phần năn này sẽ cung cấp khoảng 300kcal tương đương với 1 bát cơm. Bánh chưng nhiều năng lượng nên ăn vào buổi sáng, buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối. Việc rán bánh chưng sẽ vô tình làm tăng thêm năng lượng và chất béo có trong bánh chưng, do đó nên hạn chế ăn bánh chưng rán. Khi ăn bánh chưng nên ăn kèm các món ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như dưa hành, trái cây, rau xanh để cân đối tỉ lệ dinh dưỡng, giúp chuyển hóa tinh bột nhanh hơn, giảm tích lũy mỡ.Những người bị thừa cân, béo phì thì nên hạn chế ăn bánh chưng, người có tiền sử gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ hoặc có tiền sử dễ tăng cân, bệnh lý về tim mạch cũng nên cân nhắc vấn đề ăn nhiều bánh chưng trong ngày Tết.