Viêm họng là một trong những bệnh lý ở đường hô hấp, thường gặp khi thời tiết thay đổi hay lúc giao mùa. Viêm họng, đau họng xảy ra khi cổ bị viêm, kích ứng do virus, vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc trào ngược dạ dày. Tình trạng này có thể gây khó chịu, khó khăn lúc nói, ăn uống, thậm chí khó thở.
Hầu hết bệnh do virus thông thường gây ra sẽ tự khỏi sau 3-10 ngày, trong khi đau họng do vi khuẩn hoặc dị ứng có thể mất nhiều thời gian hơn.
Theo các chuyên gia y tế, nếu viêm họng kéo dài quá 2 tuần không cải thiện mặc dù đã áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh nên thăm khám khoa tai - mũi - họng. Bằng các xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán tình trạng đau họng là do nguyên nhân nào, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Tình trạng viêm họng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng khi người bệnh sử dụng các thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc.
Ảnh minh họa
Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng
Cam quýt, thực phẩm có tính axit
Những loại quả này chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho người ốm. Tuy nhiên, nếu tính axit của cam hoặc chanh làm tăng cảm giác ngứa ran ở họng, thì bạn không nên ăn chúng cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Ngoài ra, nước ép và sinh tố từ trái cây từ những loại quả có tính axit như nước sốt cà chua, nước ép dứa, nước ép họ cam quýt... có thể làm chứng đau họng tệ hơn.
Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy
Một số loại rau củ có chứa nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,… là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng chất dịch trong cổ họng tăng lên. Chính điều này đã gây ra hàng loạt cơn ho, khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh cần phải biết, những loại rau củ này sẽ nhanh chóng sản xuất ra chất cellulite. Đây là thành phần có thể khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh.
Đồ nếp
Những món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh giầy... Đây đều là những món ăn hấp dẫn, thường được dùng trong bữa sáng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng người bị ho đờm, đau họng, khó thở tuyệt đối không được ăn các món làm từ gạo nếp tuy nhiên do tình trạng cổ họng đang bị tổn thương, thậm chí bị chít hẹp do sưng viêm, đờm thì người bệnh nên tránh ăn những món dính, khó nuốt như đồ nếp.
Đồ ăn cay nóng
Những món ăn cay nóng có thể kích thích vị giác, mang lại cảm giác ngon miệng. Nếu ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt... có thể khiến niêm mạc bị sưng, viêm nghiêm trọng hơn. Sử dụng các loại gia vị cay nóng thường xuyên cũng làm cổ họng bị đau, làm tăng tần suất bị ho.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Ảnh minh họa
Người bệnh viêm họng không nên ăn những thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên… vì gây kích thích niêm mạc họng, khiến tình trạng sưng viêm, đau rát trở nên nặng nề hơn.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vừa làm tăng về lượng vừa tăng độ quánh nhớt của chất nhờn do viêm họng, ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Đồ ăn lạnh
Họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản xuống dạ dày. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp. Nếu liên tục ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, dễ khiến người bệnh gặp nguy cơ bỏng lạnh, vòm họng xuất hiện nhiều chất dịch nhầy, kích thích ho.
Thực phẩm khô, cứng
Triệu chứng điển hình ở người bị viêm họng là vòm họng sưng, tấy đỏ và đau rát khi nuốt, chính vì vậy, người bệnh không nên ăn các thực phẩm khô cứng, giòn để tránh sự va chạm của thức ăn lên vùng tổn thương. Sự cọ xát của các loại đồ ăn cứng còn là nguyên nhân làm trầm trọng các vết sưng tấy, khiến tình trạng viêm họng lâu lành.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm khô cứng và khó nuốt còn khiến cho niêm mạc họng bị chảy máu, ứ đờm và làm tình trạng khàn tiếng kéo dài.
Đồ uống có cồn và chứa chất kích thích
Người bị viêm họng cần tránh uống rượu bia và các loại đồ uống có chứa cồn, đồ uống có chứa chất kích thích như caffe. Nguyên nhân là do ethanol và caffeine có trong các loại thức uống này rất dễ khiến cơ thể bị mất nước, tăng thân nhiệt. Đồng thời còn gây kích ứng niêm mạc hô hấp, làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho, ứ đờm, khàn tiếng…