Nguồn nước uống trong tự nhiên và sự ra đời của nước chỉ có H2O
Các nguồn nước trong tự nhiên, như nước ngầm hoặc nước trên bề mặt (sông, suối…), không bao giờ chỉ bao gồm H2O. Chúng luôn có chứa các khoáng chất & các chất hữu cơ. Trong suốt hàng nghìn năm, đây chính là loại nước mà con người sử dụng cho mục đích giải khát.
Tuy nhiên, vào thập niên 1960, các công nghệ lọc nước nhân tạo với mục đích ban đầu là tạo ra nước dùng trong công nghiệp bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đáp ứng nhu cầu nước uống cho dân số ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các công nghệ này, đặc biệt phương pháp thẩm thấu ngược qua màng lọc RO với khe cực nhỏ, chỉ 0,0001 micron (lọc đến kích thước nguyên tử), giúp loại bỏ tạp chất và vi sinh vật, nhưng cũng vô tình làm mất các khoáng chất thiết yếu có tự nhiên trong nước.
1. Nguồn gốc: Không phải nước nào cũng giống nhau
Các công ty thường sử dụng nước từ bất kỳ nguồn nào, như nước máy, nước giếng và nước sông để sản xuất nước tinh khiết
Trong khi đó, nước khoáng thiên nhiên là nguồn nước tích tụ sâu trong lòng đất, lắng đọng cùng thời gian qua nhiều địa tầng và giàu khoáng chất. Chính vì vậy, nước khoáng thiên nhiên từ lâu được xem là một món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho loài người. Và để tìm được nguồn nước khoáng thì rất khó khăn và kỳ công. Do đó, nước khoáng thiên nhiên được xem là nguồn tài nguyên quan trọng. Các đơn vị khai thác loại nước này thường phải đóng thuế tài nguyên khoáng sản khá cao.
2. Quy trình hình thành: khác biệt giữa sản phẩm của công nghệ & món quà từ tự nhiên
Ngày nay, công nghệ hiện đại giúp việc sản xuất nước tinh khiết trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Theo đó, nước từ giếng khoan, hay nước máy được đưa vào thiết bị lọc tạp chất, khử mùi và vi khuẩn, sau đó được đem đi đóng chai. Hiện có khá nhiều công đoạn xử lý bao gồm lọc thô, lọc bằng màng vi lọc, lọc RO, khử trùng bằng tia UV & Ozone.
Trong khi đó, quá trình hình thành nước khoáng thiên nhiên chính là kỳ công của thiên nhiên.
Không những thế, quy trình sản xuất nước khoáng phức tạp hơn, được quy định cụ thể trong quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Nước khoáng thiên nhiên phải được khai thác trong điều kiện đảm bảo độ sạch ban đầu về vi sinh vật và các thành phần đặc trưng của nước.
Đồng thời, nước khoáng thiên nhiên phải được đóng chai tại nguồn với hệ thống đường dẫn khép kín đảm bảo các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt. Các công đoạn xử lý nước khoáng rất chặt chẽ, không được sử dụng hóa chất, nhằm giữ nguyên hàm lượng chất khoáng có trong nước.
3. Khác biệt về giá trị dinh dưỡng
Lo ngại việc sử dụng rộng rãi nước uống bị lọc bỏ hết các khoáng chất thiết yếu (nước chỉ còn H2O), giới y học ở nhiều nước đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu để chỉ ra tác hại của việc uống thường xuyên loại nước này.
Theo một tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc uống nước mất khoáng có thể dẫn đến tình trạng: tăng thải nước của cơ thể, hạ Kali máu hay giảm Kali huyết, khiến cơ thể mất đi các ion khoáng chất như Natri, Kali, Canxi và Magiê.
Trong khi đó, nước khoáng thiên nhiên lại là nguồn giúp giải khát & bổ sung khoáng chất tự nhiên mỗi ngày để giúp cơ thể phát triển toàn diện, duy trì sự khỏe mạnh và dẻo dai, theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoáng chất tự nhiên trong nước khoáng tồn tại dưới dạng ion nên dễ dàng được hấp thu qua hệ tiêu hóa.
Vì thế, không lấy gì làm ngạc nhiên khi top các thương hiệu nước uống đóng chai được yêu thích trên toàn cầu đều là các hãng nước khoáng thiên nhiên, như Perrier, San Pellegrino, Fiji, Acqua Panna; tại thị trường Việt Nam có thương hiệu nước khoáng thiên nhiên La Vie.