Gần đây, bệnh Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) đã tiếp nhận 1 bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa là 1 bé gái chưa đầy 5 tuổi.
Theo lời kể từ người mẹ, khoảng 2 tuần trở lại đây, cô bé Hân Hân bắt đầu nói với mẹ rằng bé có cảm giác ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Lúc đầu, mẹ cô bé nghĩ rằng do đi vệ sinh rửa chưa sạch nên cũng chỉ rửa lại và dặn dò con gái không nên gãi mạnh tay để tránh sứt da, nhiễm trùng.
Nhưng khoảng 2 ngày trước, Hân Hân bắt đầu khóc lóc vì cả vùng hậu môn và âm đạo đều ngứa ngáy không chịu nổi, gãi thì rất đau. Người mẹ vội vàng kiểm tra thì thấy vùng kín của bé mẩn đỏ nặng, chảy nhiều dịch vàng ra quần lót, ngay lập tức đưa con đến bệnh viện nhi để khám bệnh.
Bác sĩ Từ Ngát, Phó trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Nam Kinh cho biết cô bé bị viêm âm đạo khá nặng. Sau khi phân tích tình hình và hỏi bệnh sử từ người thân, xác định nguyên nhân là do thường xuyên mặc quần tất bó sát vào âm đạo và vệ sinh quá mạnh tay trong thời gian dài.
Loại quần này dễ cọ xát vào bộ phận sinh dục của bé, gây xung huyết, phù nề tầng sinh môn, tạo môi trường kín và ẩm ướt nên có điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Khi phát hiện bất thường, thay vì kiểm tra kỹ, gia đình Hân Hân lại bỏ qua và sai lầm khi vệ sinh quá kỹ, dùng lực mạnh khi rửa vùng kín cho cô bé.
Mẹ Hân Hân sốc nặng đến mức òa khóc nức nở. Cô không thể tin rằng con gái nhỏ của mình lại có thể mắc 1 “căn bệnh người lớn” ở tuổi này. Sự bận rộn, chủ quan và thiếu kiến thức của cô đã khiến bệnh tình của con gái ngày càng nặng thêm vì không được khám chữa kịp thời.
Sau đó, các bác sĩ hướng dẫn lại người nhà cách vệ sinh, các lưu ý hàng ngày, kê đơn thuốc và cho Hân Hân trở về nhà. Tuy nhiên, mẹ cô bé có trách nhiệm phải theo dõi sát sao và cập nhật tình hình hàng ngày cho bác sĩ, lịch tái khám gần nhất để đánh giá tiến triển sau khi dùng thuốc là 2 tuần sau đó.
Bác sĩ: 5 nguyên nhân khiến trẻ bị viêm âm đạo cần lưu ý
Giống như mẹ của Hân Hân, rất nhiều người trong chúng ta đang sai lầm khi cho rằng bệnh viêm âm đạo hay các bệnh phụ khoa, bao gồm cả nhóm bệnh về buồng trứng, tử cung là “bệnh người lớn”. Bác sĩ Từ cho biết, đây không phải trường hợp đầu tiên và cũng không phải bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mà bệnh viện từng tiếp nhận khám chữa viêm âm đạo.
Bà nhấn mạnh, trên thực tế thì việc trẻ sơ sinh bị viêm âm đạo không phải là hiếm. Thậm chí, viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn ở các bé gái trong độ tuổi từ 1- 5. Có 5 nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ em, bao gồm:
- Cấu tạo sinh lý khác biệt: do đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác với người lớn, âm hộ phát triển chưa hoàn thiện, không che được lỗ niệu đạo và tiền đình âm đạo, vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Hệ vi khuẩn âm đạo không hoàn hảo: 2 đến 3 tuần sau khi sinh, trẻ sơ sinh có mức độ estrogen thấp, biểu mô âm đạo mỏng và glycogen thấp. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng pH trong âm đạo, vi khuẩn bệnh lý sinh sôi nhanh chóng gây ra viêm nhiễm.
- Vệ sinh không tốt: đây là mấu chốt của bệnh viêm âm đạo ở trẻ nhỏ. Âm hộ bẩn, phân thừa chứa vi khuẩn, âm hộ bị tổn thương hoặc nhiễm giun kim đều có thể gây ra viêm nhiễm.
- Dị vật trong âm đạo: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tính tò mò mạnh và có thể vô tình hoặc cố ý khiến dị vật xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm phần phụ.
- Do tác nhân bên ngoài: mặc quần bó sát, gây bí và cọ xát vào âm đạo lâu ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em gái. Hoặc nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm nấm âm đạo khi đi bơi, tắm suối nước nóng hoặc qua tay, quần áo, khăn tắm, bồn tắm… của người lớn bị bệnh.
Bác sĩ Từ nhắc nhở, bệnh viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung là bệnh tự lây nhiễm, liên quan đến thói quen vệ sinh và không lây nhiễm nên cha mẹ không cần quá hoang mang. Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tái phát cao, nếu để lâu tái phát và không lành sẽ lây nhiễm sang cơ quan sinh dục bên trong gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ, vì vậy cần hết sức lưu ý để phòng tránh.
Đầu tiên, nên rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt, giặt riêng quần áo của người lớn với quần áo của trẻ em, không dùng chung khăn tắm, khăn tắm với gia đình. Thứ hai, hạn chế các loại quần bó sát, quần hở khu vực âm đạo, chất liệu cứng. Nên chọn quần lót mềm, cotton, rộng rãi, thoáng khí và được thay giặt thường xuyên, phơi nắng thông thoáng.
Thứ 3, hãy hướng dẫn và quan sát để trẻ không ngồi bừa bãi ở nơi công cộng, hạn chế đi bơi ở ao, hồ, sông, suối, hồ bơi… không đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Cuối cùng, cần chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không nên lạm dụng thực phẩm chức năng, thuốc bổ, kháng sinh và tập cho trẻ thói quen vận động ngay từ khi còn nhỏ.
Nguồn và ảnh: Sohu, Woman.tvbs, Top Beauty