Hầu như cứ đến khoảng thời gian này, trên mạng xã hội lại có rất nhiều tin tức về ngộ độc thực phẩm. Là một bác sĩ, bác sĩ y khoa Xu Wu, thuộc Đại học California (San Francisco, Mỹ), tốt nghiệp tại Bệnh viện liên kết thứ nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cũng đã từng tận mắt chứng kiến một số trường hợp.
Bác sĩ y khoa Xu Wu thuộc Đại học California (San Francisco, Mỹ), tốt nghiệp tại Bệnh viện liên kết thứ nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc
Nhưng trong những trường hợp ấy, ông vẫn nhớ đến trường hợp của một bé gái 7 tuổi đến từ Chiết Giang mới đây. Được biết, cả gia đình cô bé đã ăn mộc nhĩ ngâm lâu trong nước sau khi được chế biến, bởi họ đều là người miền Nam Trung Quốc nên rất thích món này. May mắn thay, em trai cô bé có vẻ không thích nên không ăn nó.
Mọi việc diễn ra bình thường trong ngày hôm đó. Nhưng đến ngày hôm sau, cô bé bắt đầu nôn mửa và tiêu chảy. Một triệu chứng thông thường như vậy đương nhiên sẽ không thu hút được sự chú ý, và gia đình chỉ coi đó là một cơn đau dạ dày nhỏ.
Cô bé 7 tuổi bị suy đa tạng
Sau đó, người nhà lần lượt xuất hiện các triệu chứng giống nhau, mọi người mới nhận ra có thể là họ đã bị ngộ độc thực phẩm nên vội đi đến bệnh viện.
Vì cô bé nhỏ tuổi, cơ thể yếu nhất nên gặp tình trạng nặng nhất, đã xuất hiện các triệu chứng như suy gan và thậm chí hôn mê nên phải được điều chuyển lên bệnh viện tuyến trên ngay trong đêm để điều trị. Bệnh viện cũng đã thực hiện thay huyết tương cho cô gái 4 lần nhưng tình trạng vẫn không khả quan.
Trên lâm sàng, nếu một bệnh nhân bị suy 4 cơ quan, tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Khi đó, cô bé đã bị suy 5 tạng, hy vọng được cứu sống gần như mong manh. Hiện cô bé vẫn đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc".
Thực tế, mộc nhĩ được ngâm quá lâu sẽ nhiễm trùng Pseudomonas được gây ra bởi vi khuẩn thuộc giống Pseudomonas và sinh ra độc tố axit. Tình trạng nguy hiểm của cô bé là do đã ăn quá nhiều mộc nhĩ và không được can thiệp kịp thời sau khi bị ngộ độc.
Trên thực tế, không chỉ mộc nhĩ, các loại nấm khô, đậu khô, tảo bẹ khô… nếu ngâm quá lâu cũng có thể sinh ra độc tố aflatoxin và các độc tố sinh học khác. Sau khi con người tiêu thụ, ngộ độc đương nhiên là không thể tránh khỏi.
Qua đây, bác sĩ Wu cũng đưa ra cảnh báo với 5 thói quen ăn uống nguy hiểm mà nhiều người mắc phải, cần bỏ ngay.
5 thói quen ăn uống nguy hiểm cần tránh
1. Các loại đậu chưa nấu chín
Vì các loại đậu, đặc biệt là đậu lăng có chứa chất ức chế hemagglutinin, saponin và trypsin, các chất độc thực vật tự nhiên này có khả năng kích ứng mạnh đối với đường tiêu hóa của con người. Một khi chúng ta bị nhiễm độc, chúng có thể gây viêm xuất huyết và các phản ứng khác.
Các chất độc này thường cần đun nóng lâu mới bị phá hủy, vì vậy khi ăn đậu nói chung mà chưa nấu chín, bạn có thể bị chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy và các triệu chứng khác, thậm chí là sốc và liệt hô hấp trong trường hợp nghiêm trọng.
2. Giăm bông để trong tủ lạnh
Vào mùa hè, thực phẩm như giăm bông có thể bị nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus aureus nếu bảo quản không đúng cách.
Staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn rất độc, một khi bị nhiễm độc, nó sẽ xâm nhập và cuối cùng là gây suy các cơ quan. Nếu bạn không chú ý phát hiện và điều trị sớm, nó thậm chí có thể gây ra tử vong.
Theo bác sĩ Wu, giăm bông và thực phẩm đóng hộp phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng theo hướng dẫn, tốt nhất là nơi thoáng gió. Trước khi ăn, bạn nhớ kiểm tra xem bề mặt thực phẩm có bị thâm đen hay dính không, và tốt nhất nên ngửi lại xem có thay đổi mùi vị không.
3. Thức ăn để trong tủ lạnh lâu
Bất kể đó là súp, thịt hay cá, nếu nó được đặt trong tủ lạnh mà không đậy kín đều có thể tạo ra botulinum. Và lượng botulinum được sinh ra tỷ lệ thuận với thời gian thức ăn được đặt trong tủ lạnh.
Vì vậy các món ăn phải đậy kín để trong tủ lạnh, và không được để quá lâu.
4. Món nguội để qua đêm
Vì là món ăn nguội nên nó không được chịu nhiệt độ cao trong quá trình chế biến. Lúc này nếu thao tác bảo quản không chuẩn hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Đặc biệt vào mùa hè, các món ăn nguội (nếu được) thì nên nấu chín lại rồi mới ăn và cố gắng không bao giờ để qua đêm.
5. Bia + hải sản
Đối với nhiều người, mùa hè là mùa để ăn hải sản và uống bia. Nhưng trong quá trình này bạn cần chú ý, đối với những người có cơ địa chuyển hóa purin không bình thường, rượu bia sẽ đẩy nhanh sự phân hủy purin trong hải sản đến một mức độ nhất định, dẫn đến tăng axit uric và gây ra bệnh gút.
Tất nhiên, đối với người bình thường, uống bia cùng hải sản không gây ra bệnh gút ngay lập tức. Tuy nhiên, cần lưu ý về lâu dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây tăng axit uric máu, do đó, bạn không nên thưởng thức chung bia và hải sản quá thường xuyên.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This