Bệnh thận được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì thường không có triệu chứng sớm rõ ràng. Nhiều bệnh nhân chỉ biết mình mắc bệnh thận mãn tính khi tình trạng đã đến giai đoạn nghiêm trọng.
Bác sĩ Yang Jingduan tại Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) gần đây đã liên tiếp tiếp nhận và điều trị một số bệnh nhân trẻ tuổi gặp vấn đề suy thận.
Tuy nhiên, họ được phát hiện ở giai đoạn quá muộn, làm chậm trễ thời gian điều trị. Nếu những bệnh nhân này được điều trị sớm, sẽ rất có lợi trong việc kìm hãm và làm chậm tiến triển bệnh thận. Triệu chứng sớm của bệnh thận thường không rõ ràng hoặc có thể bị hiểu lầm là các bệnh khác.
Bác sĩ Yang chỉ ra rằng, người thông thường khó có thể nghĩ mình mắc bệnh thận, đôi khi triệu chứng mắc bệnh xuất hiện trong thời gian dài mà không chú ý. Có những bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã suy thận, chỉ có thể duy trì sự sống thông qua lọc máu hoặc cấy ghép.
5 triệu chứng sớm của bệnh thận
Dấu hiệu bệnh thận chỉ xuất hiện khi thận bị tổn thương nghiêm trọng và cần kiểm tra bằng xét nghiệm máu, nước tiểu để phát hiện vấn đề.
Bác sĩ khuyến nghị người trên 40 tuổi nên thường xuyên xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm định kỳ 6 tháng, những người dưới 40 tuổi cũng nên thường xuyên kiểm tra như vậy.
Nếu có những triệu chứng sau trong cuộc sống hằng ngày, cần chú ý kiểm tra xem có liên quan đến vấn đề thận không.
1. Buồn nôn, nôn mửa và mất cảm giác ngon miệng
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể, vấn đề trao đổi chất và mất cân bằng điện giải có thể gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn đường ruột, dẫn đến các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.
Bác sĩ Yang chỉ ra rằng, những dấu hiệu sớm này thường khiến người ta không nghĩ chúng có liên quan đến thận, và đó cũng là lý do dễ bỏ qua bệnh thận.
Bệnh thận thường gây ra cảm giác chán ăn.
2. Thay đổi màu sắc nước tiểu
Thận có trách nhiệm sản xuất nước tiểu, khi chức năng thận bị tổn thương, lượng nước tiểu có thể giảm. Điều này xảy ra vì khi thận bị hỏng, chúng có thể không thể lọc máu hiệu quả, dẫn đến giảm lượng nước tiểu.
Bệnh thận cũng có thể làm thay đổi màu sắc hoặc nồng độ của nước tiểu. Điều này là do thận có trách nhiệm lọc các chất thải trong máu và loại bỏ chúng qua nước tiểu. Khi thận bị tổn thương, nó không thể lọc máu hiệu quả, dẫn đến việc chất thải tích tụ và gây ra thay đổi trong nước tiểu.
3. Ngứa da
Khi chức năng thận không bình thường, nó không thể loại bỏ chất thải trong máu hiệu quả, dẫn đến tình trạng ngứa da. Bệnh thận có thể gây ra thay đổi trong một số mức độ hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến da và gây ngứa.
Bác sĩ Yang cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ngứa da, một số người do thiếu vitamin B6 và kẽm nên khiến da nhạy cảm, dễ bị chàm. Ngứa da cũng có thể do mức độ histamin trong máu tăng cao, dễ nứt, phát ban và các vấn đề khác trên da. Hoặc có thể do độc tố không thể được loại bỏ qua thận một cách bình thường, gây ra da khô, ngứa.
"Trong trường hợp này, bạn không nên chỉ đi khám da liễu và dùng thuốc mỡ, hãy nghĩ đến khả năng có vấn đề về thận, khả năng suy thận", bác sĩ Yang nói.
4. Đau lưng cấp và mãn tính
Đau lưng là một triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt là ở người trung niên, thường xuyên gặp đau lưng mãn tính mà đôi khi không thể tìm ra vấn đề cụ thể.
Bác sĩ Yang khuyến cáo: “Nếu bạn gặp đau lưng cấp tính nghiêm trọng, hãy kiểm tra xem có vấn đề với thận không, cũng cần chú ý đến đau lưng mãn tính.
Vì lưng là vị trí của thận, nếu thận bị tổn thương, có thể gây đau lưng mãn tính. Tình trạng này cũng có thể lan từ vị trí thận theo kinh bàng quang, lan từ lưng xuống chân sau và mắt cá chân.
Nếu bạn đã kiểm tra nhưng không phát hiện ra vấn đề về đĩa đệm đệm, hoặc ngay cả khi có vấn đề về đĩa đệm đệm, cũng không loại trừ khả năng vẫn có vấn đề về thận, vì vậy cần phải chú ý".
5. Sưng phù chân và mắt cá chân
Bệnh thận có thể làm sưng chân và mắt cá chân. Một trong những nguyên nhân gây ra là do chức năng thận không bình thường dẫn đến khả năng loại bỏ dư thừa chất lỏng trong cơ thể không hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong mô, gây ra sưng phù.
Ngoài ra, bệnh thận cũng có thể gây ra mất cân bằng điện giải natri và kali trong cơ thể. Điện giải natri và kali giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể, khi cân bằng bị phá vỡ, chất lỏng sẽ tích tụ trong mô, gây ra sưng.
Bệnh thận cũng có thể làm tích tụ chất thải trong cơ thể, gây ra sự sưng.
Ngoài những triệu chứng điển hình trên, đôi khi bệnh thận còn có thể biểu hiện như khó thở hoặc đau ngực, mệt mỏi mãn tính và thiếu máu, tăng huyết áp đột ngột ở người trẻ.
Một số người có thể cảm thấy mùi kim loại trong miệng, tình trạng này xảy ra ở người bị suy thận nặng, vì mức độ ure trong cơ thể tăng cao. Bác sĩ Yang nhắc nhở rằng, khi gặp mùi đặc biệt như vậy, cần suy nghĩ xem có liên quan đến vấn đề về thận hay không.