Bỏ bữa sáng lâu dài sẽ gây ra sự bài tiết mật bất thường, tăng nồng độ mật và dễ dàng thúc đẩy sự hình thành sỏi mật. Trường hợp dưới đây là một ví dụ.
Mới đây, Khoa Phẫu thuật của Bệnh viện Heng Khang Vọng Thành (Vân Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân vì bỏ bữa sáng trong hơn 10 năm mà hình thành sỏi mật. Đó là trường hợp của cô Luo (38 tuổi, thành phố Vọng Thành, Vân Nam, Trung Quốc).
"Tôi thích ngủ muộn. Từ khi tôi 20 tuổi, về cơ bản tôi chưa bao giờ ăn sáng. Tôi cũng đặc biệt không thích uống nước. Đôi khi tôi không uống một cốc nước nào mỗi ngày. Không ngờ điều này gây ra sỏi mật!", cô Luo hối hận chia sẻ khi đang nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật.
Cô Luo và viên sỏi mật sau khi được loại bỏ.
Cô thường bỏ bữa sáng từ khi học trung học cơ sở. Sau khi vào đại học, thỉnh thoảng cô vẫn bị đau bụng, có lúc đau đến nỗi khiến cô phải tiêm thuốc giảm đau. Bên cạnh thói quen bỏ bữa sáng, cô còn thích ăn đồ ngọt như một số loại bánh nhỏ, kẹo Quảng Đông và các món ăn nhẹ khác.
Ngoài ra, cô cũng thích ăn trứng từ khi còn nhỏ. Để đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai, đôi khi cô Luo có thể ăn 3 quả trứng trong một bữa ăn. Khi mang thai, cô Luo được phát hiện bị viêm túi mật, các bác sĩ khi đó cũng nhắc nhở cô nên chú ý kiểm soát lượng thức ăn nhiều đường và protein cao. Nhưng dường đi lời khuyên của bác sĩ đều bị cô bỏ ngoài tai, năm 2015, chỉ 1 tháng sau khi sinh con, cô Luo tiếp tục gặp phải cơn đau bụng dữ dội, khi kiểm tra, bác sĩ kết luận cô bị sỏi mật.
Cho mãi đến gần đây, cô bỗng nhiên có cơn đau bụng dữ dội, lần này không chỉ diễn ra ở bụng nữa mà nó lan lên đau cả ở xương bả vai và lưng. Sau ba ngày sử dụng thuốc chống viêm tại bệnh viện địa phương, các triệu chứng của cô không hề thuyên giảm, do đó, cô được chuyển đến Bệnh viện Heng Khang Vọng Khánh để điều trị phẫu thuật.
Bệnh sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm
Theo bác sĩ Li Xiaopan, Trưởng Khoa Sỏi gan mật, Bệnh viên Sỏi Jingshi (Vân Nam, Trung Quốc), các nguyên nhân gây sỏi mật rất đa dạng, thường gặp nhất bao gồm:
- Nhịn ăn, giống như trường hợp của cô Luo là bỏ ăn sáng, điều này khiến túi mật của bạn không tiết như bình thường, từ đó gây sỏi mật.
- Các nguyên nhân gây cholesterol cao như giảm cân quá nhanh, béo phì, sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng mãn kinh hoặc đang mang thai...
- Bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các vấn đề về tan máu như bệnh về máu dẫn đến thiếu máu.
- Mang thai, mang thai nhiều lần.
- Di truyền học
Bác sĩ Li Xiaopan, Trưởng Khoa Sỏi gan mật, Bệnh viên Sỏi Jingshi (Vân Nam, Trung Quốc) và hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân bị sỏi mật.
Các triệu chứng điển hình của sỏi túi mật là bụng trên hoặc bụng trên bị chuột rút sau bữa ăn no với các món nhiều dầu mỡ, cơn đau có thể lan ra xương bả vai phải và lưng, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Nó được biểu hiện là đau âm ỉ ở bụng trên hoặc bụng trên bên phải sau khi ăn, hoặc đầy bụng, khó chịu, nấc... khiến chúng ta thường bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
Nếu không được chữa trị kịp thời, sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm như:
- Vàng da, vàng mắt.
- Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật.
- Viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật.
- Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng máu.
- Viêm tụy.
- Ung thư túi mật.
- Viêm túi mật cấp tính.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải Cholesterol.
- Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A từ các loại hoa quả như táo, bưởi, dưa hấu...
- Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể.
- Thường xuyên vận động và sinh hoạt điều độ hợp lý.
- Hạn chế ăn nhiều thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như trứng, sữa... thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ làm tăng cholesterol và hạn chế các loại gia vị gây kích ứng đường tiêu hóa như gia vị có vị chua, cay, mặn.
Nguồn tham khảo: Tin tức buổi sáng Vân Nam, Kknews, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Healthline