Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trong năm 2022

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, số mắc có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc-xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 22:32 22/01/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +15.658 2.119.854 36.561 153
1 Hà Nội +2.945 105.862 353 16
2 TP.HCM +214 512.636 20.149 10
3 Đà Nẵng +973 24.202 90 1
4 Hải Phòng +745 24.648 27 0
5 Hưng Yên +693 14.085 2 0
6 Bến Tre +555 35.995 350 3
7 Bình Phước +498 43.506 136 3
8 Quảng Ngãi +461 12.123 30 0
9 Thanh Hóa +443 15.628 11 1
10 Bắc Ninh +386 19.982 30 2
11 Bình Định +347 29.091 104 2
12 Quảng Ninh +338 9.983 6 0
13 Đắk Lắk +332 15.251 70 0
14 Hải Dương +324 8.231 9 0
15 Quảng Nam +319 10.901 18 2
16 Vĩnh Phúc +315 7.683 8 0
17 Khánh Hòa +305 60.254 266 4
18 Thái Nguyên +298 5.788 1 0
19 Bắc Giang +286 12.265 18 0
20 Thừa Thiên Huế +279 19.369 114 8
21 Hòa Bình +265 5.421 14 0
22 Nam Định +256 7.492 8 2
23 Lâm Đồng +242 14.382 48 2
24 Cà Mau +231 54.297 261 4
25 Nghệ An +223 11.411 37 0
26 Vĩnh Long +220 52.370 632 12
27 Thái Bình +183 5.484 0 0
28 Đắk Nông +177 7.624 19 0
29 Phú Thọ +177 5.583 9 1
30 Tây Ninh +174 86.727 797 4
31 Trà Vinh +165 37.219 205 6
32 Ninh Bình +158 2.928 3 0
33 Quảng Trị +144 3.833 5 0
34 Lạng Sơn +138 3.464 8 0
35 Hà Nam +120 4.480 0 0
36 Kiên Giang +115 32.703 737 6
37 Lào Cai +112 2.180 1 0
38 Yên Bái +109 2.037 0 0
39 Bạc Liêu +108 34.648 338 4
40 Bình Thuận +103 28.951 355 2
41 Bà Rịa - Vũng Tàu +99 30.712 328 0
42 Sơn La +98 3.146 0 0
43 Gia Lai +90 9.476 27 0
44 Hà Giang +88 11.097 21 0
45 Quảng Bình +72 5.229 7 0
46 Đồng Tháp +70 46.914 901 9
47 Hậu Giang +69 15.443 144 5
48 Tuyên Quang +66 2.764 0 0
49 Điện Biên +64 1.747 1 0
50 Đồng Nai +56 99.584 1.639 10
51 Bình Dương +52 292.285 3.355 1
52 Long An +50 41.318 975 0
53 An Giang +44 34.901 1.263 5
54 Cần Thơ +42 44.189 819 7
55 Cao Bằng +40 1.388 2 0
56 Sóc Trăng +40 32.255 522 8
57 Tiền Giang +38 34.825 1.173 11
58 Ninh Thuận +36 6.718 55 1
59 Lai Châu +31 796 0 0
60 Phú Yên +22 9.486 52 0
61 Bắc Kạn +15 796 2 1
62 Hà Tĩnh 0 2.233 6 0
63 Kon Tum 0 1.835 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 21/01/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

173.708.365

Số mũi tiêm hôm qua

993.965


Tại Hội nghị công tác của ngành y tế diễn ra ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trong năm 2022, có thể xuất hiện các biến chủng mới làm cho dịch diễn biến phức tạp hơn, khó lường hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, số mắc có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc-xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trong năm 2022 - 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Dịch bệnh hiện nay vẫn diễn biến phức tạp với hơn 15.000 ca nhiễm mới và hơn 150 trường hợp tử vong mỗi ngày. Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng và nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao.

"Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ nên dẫn đến tăng rất nhanh số mắc, gây quá tải hệ thống y tế, vì vậy vẫn phải đặt trọng tâm cho công tác phòng chống dịch", Bộ trưởng nói.

Trong năm 2022, ngành y tế xác định nhiệm vụ thứ nhất, trước mắt và ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 xuyên Tết và không có nghỉ tết.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, không để sót, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1-2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý 1-2022. Trong đó, đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

TS Satoko Otsu, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chia sẻ: "Chúng ta cần xác định phải sống với COVID-19 thời gian dài. Nhiều quốc gia đã chứng kiến làn sóng mới do biến chủng Omicron gây ra. Việt Nam cũng đã báo cáo có ca Omicron cộng đồng".

Theo bà, Omicron lây lan nhanh hơn biến chủng trước, có thể không gây bệnh nặng nhưng Việt Nam cần có động thái chủ động sẵn sàng trong việc gia tăng ca bệnh sắp tới. Có hai mục tiêu mà Việt Nam cần lưu ý là bảo vệ nhóm dân số nguy cơ cao dễ bị tổn thương và bảo đảm hệ thống y tế không bị quá tải. Do đó, cần tuyên truyền để người dân không chủ quan dù đã tiêm vắc-xin.

Việt Nam đã triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ tháng 11/2021, vắc-xin tiêm là Pfizer. Công tác tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.

Bộ Y tế cho biết đến nay số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 15.311.444 liều, trong đó mũi 1: 8.214.732 liều; Mũi 2: 7.096.712 liều.

Đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.