Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +15.901 | 2.104.196 | 36.408 | 177 | |
1 | Hà Nội | +2.805 | 102.917 | 337 | 33 |
2 | TP.HCM | +227 | 512.422 | 20.139 | 8 |
3 | Đà Nẵng | +964 | 23.229 | 89 | 1 |
4 | Hải Phòng | +796 | 23.903 | 27 | 6 |
5 | Hưng Yên | +685 | 13.392 | 2 | 0 |
6 | Bến Tre | +618 | 35.440 | 347 | 4 |
7 | Thanh Hóa | +509 | 15.185 | 10 | 0 |
8 | Quảng Ngãi | +482 | 11.662 | 30 | 0 |
9 | Bình Phước | +475 | 43.008 | 133 | 3 |
10 | Bình Định | +420 | 28.744 | 102 | 2 |
11 | Bắc Ninh | +418 | 19.596 | 28 | 1 |
12 | Quảng Ninh | +369 | 9.645 | 6 | 1 |
13 | Khánh Hòa | +346 | 59.949 | 262 | 0 |
14 | Quảng Nam | +344 | 10.582 | 16 | 0 |
15 | Hải Dương | +341 | 7.907 | 9 | 1 |
16 | Cà Mau | +319 | 54.066 | 257 | 3 |
17 | Bắc Giang | +299 | 11.979 | 18 | 0 |
18 | Vĩnh Phúc | +280 | 7.368 | 8 | 0 |
19 | Thừa Thiên Huế | +280 | 19.090 | 106 | 7 |
20 | Thái Nguyên | +268 | 5.490 | 1 | 0 |
21 | Vĩnh Long | +263 | 52.150 | 620 | 13 |
22 | Trà Vinh | +240 | 37.054 | 199 | 1 |
23 | Tây Ninh | +237 | 86.553 | 793 | 3 |
24 | Nghệ An | +233 | 11.188 | 37 | 0 |
25 | Lâm Đồng | +231 | 14.140 | 46 | 2 |
26 | Nam Định | +223 | 7.236 | 6 | 0 |
27 | Phú Thọ | +209 | 5.406 | 8 | 0 |
28 | Hòa Bình | +208 | 5.156 | 14 | 0 |
29 | Thái Bình | +187 | 5.301 | 0 | 0 |
30 | Ninh Bình | +151 | 2.770 | 3 | 2 |
31 | Lào Cai | +134 | 2.068 | 1 | 0 |
32 | Tuyên Quang | +129 | 2.698 | 0 | 0 |
33 | Hà Nam | +128 | 4.360 | 0 | 0 |
34 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +127 | 30.613 | 328 | 0 |
35 | Điện Biên | +115 | 1.683 | 1 | 0 |
36 | Bạc Liêu | +113 | 34.540 | 334 | 3 |
37 | Lạng Sơn | +112 | 3.326 | 8 | 0 |
38 | Đắk Nông | +101 | 7.447 | 19 | 0 |
39 | Sơn La | +99 | 3.048 | 0 | 0 |
40 | Gia Lai | +99 | 9.386 | 27 | 0 |
41 | Hà Giang | +99 | 11.009 | 21 | 1 |
42 | Bình Dương | +95 | 292.233 | 3.354 | 3 |
43 | Quảng Bình | +90 | 5.157 | 7 | 0 |
44 | Hậu Giang | +87 | 15.374 | 139 | 4 |
45 | Phú Yên | +84 | 9.464 | 52 | 0 |
46 | Yên Bái | +84 | 1.928 | 0 | 0 |
47 | Đồng Tháp | +81 | 46.844 | 892 | 9 |
48 | Kon Tum | +73 | 1.835 | 0 | 0 |
49 | Kiên Giang | +72 | 32.588 | 731 | 8 |
50 | Bình Thuận | +71 | 28.848 | 353 | 1 |
51 | Cần Thơ | +61 | 44.147 | 812 | 8 |
52 | Quảng Trị | +56 | 3.689 | 5 | 0 |
53 | Sóc Trăng | +55 | 32.215 | 514 | 14 |
54 | Hà Tĩnh | +52 | 2.233 | 6 | 0 |
55 | Đồng Nai | +51 | 99.528 | 1.629 | 21 |
56 | Cao Bằng | +51 | 1.348 | 2 | 0 |
57 | An Giang | +39 | 34.857 | 1.258 | 7 |
58 | Ninh Thuận | +31 | 6.682 | 54 | 0 |
59 | Tiền Giang | +28 | 34.787 | 1.162 | 7 |
60 | Long An | +22 | 41.268 | 975 | 0 |
61 | Lai Châu | +22 | 765 | 0 | 0 |
62 | Bắc Kạn | +13 | 781 | 1 | 0 |
63 | Đắk Lắk | 0 | 14.919 | 70 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
173.708.365
Số mũi tiêm hôm qua
993.965
Bộ Y tế cho biết đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 Pfizer để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, chấp nhận có thể thừa vắc-xin.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, tuy nhiên đến nay WHO chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi, vì vậy Bộ Y tế làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả các chương trình tiêm của tất cả các nước. Hiện đã có một số nước triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Tiêm vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thường xuyên, liên tục trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới về vấn đề khoa học trong tiêm vắc-xin cho trẻ ở độ tuổi này để vừa đảm bảo tính bảo vệ cho trẻ nhưng quan trọng nhất vẫn là tính an toàn.
Tiếp đến phải tính đến khả năng chấp nhận của cộng đồng, vì vậy Thủ tướng đã giao Bộ Y tế đánh giá, điều tra xã hội học trong tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức của người dân với tiêm vắc-xin cho trẻ em vì với đối tượng này khi tiêm sẽ khó khăn hơn người lớn.
"Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Tại hội nghị tổng kết công tác của ngành y tế diễn ra ngày 20/1, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế nắm chắc dự báo tình hình, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan mất cảnh giác, thỏa mãn với kết quả đã đạt được. Đồng thời cảnh giác với biến chủng mới, Omicron đã xâm nhập, đã có ca trong cộng đồng. Ngành y tế cũng cần thần tốc hơn nữa trong việc bao phủ vaccine cho các đối tượng theo nguyên tắc an toàn, khoa học, hợp lý và hiệu quả.
"Các biện pháp chống dịch phải thống nhất trên toàn quốc, linh hoạt trong phạm vi nhất định, không được ngăn sông cấm chợ, nhất là khi đã có vắc-xin, không thể mỗi nơi làm một kiểu", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Y tế nghiên cứu việc tiêm vắc-xin cho trẻ 5 tuổi, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức của người dân, tăng cường kiểm tra giám sát, khen thưởng, kỷ luật kịp thời…
Đồng thời, Thủ tướng cũng phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân 2022 từ ngày 1/2 đến ngày 28/2. Trong đó, giao Bộ Y tế xây dựng kế hoạch gồm mục tiêu, giải pháp, các phương án tổ chức thực hiện…
Bộ Y tế cũng cần nhanh chóng xem xét công nhận vắc-xin, thuốc sản xuất trong nước theo nguyên tắc cắt giảm thủ tục hành chính, đảm bảo yếu tố khoa học, an toàn và hiệu quả.