Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm nay |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm nay |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +16.476 | 1.725.518 | 32.359 | 226 | |
1 | Hà Nội | +1.914 | 46.040 | 161 | 7 |
2 | TP.HCM | +557 | 503.244 | 19.740 | 34 |
3 | Vĩnh Long | +1.080 | 32.116 | 360 | 15 |
4 | Cà Mau | +1.063 | 37.434 | 168 | 5 |
5 | Bình Phước | +1.003 | 22.067 | 59 | 8 |
6 | Khánh Hòa | +799 | 33.005 | 185 | 10 |
7 | Tây Ninh | +776 | 74.872 | 638 | 5 |
8 | Bình Định | +655 | 15.980 | 54 | 1 |
9 | Trà Vinh | +571 | 21.274 | 124 | 3 |
10 | Đồng Tháp | +570 | 44.127 | 610 | 14 |
11 | Bạc Liêu | +541 | 29.845 | 249 | 7 |
12 | Hải Phòng | +520 | 8.794 | 9 | 0 |
13 | Thừa Thiên Huế | +404 | 13.329 | 65 | 0 |
14 | Bến Tre | +367 | 25.810 | 200 | 0 |
15 | An Giang | +296 | 32.099 | 979 | 18 |
16 | Cần Thơ | +293 | 40.957 | 603 | 15 |
17 | Bắc Ninh | +269 | 11.491 | 16 | 0 |
18 | Lâm Đồng | +259 | 9.436 | 24 | 1 |
19 | Tiền Giang | +247 | 33.345 | 948 | 10 |
20 | Hưng Yên | +241 | 5.167 | 2 | 0 |
21 | Bình Thuận | +217 | 26.070 | 288 | 4 |
22 | Sóc Trăng | +215 | 30.153 | 334 | 11 |
23 | Hậu Giang | +195 | 12.706 | 49 | 6 |
24 | Quảng Ngãi | +195 | 5.820 | 21 | 1 |
25 | Quảng Nam | +188 | 6.146 | 12 | 0 |
26 | Đồng Nai | +178 | 97.665 | 1.367 | 18 |
27 | Thanh Hóa | +174 | 8.033 | 10 | 0 |
28 | Sơn La | +170 | 1.312 | 0 | 0 |
29 | Kiên Giang | +163 | 29.903 | 529 | 12 |
30 | Quảng Ninh | +155 | 3.324 | 1 | 0 |
31 | Đà Nẵng | +154 | 11.189 | 78 | 0 |
32 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +152 | 26.802 | 172 | 4 |
33 | Hà Giang | +150 | 7.378 | 6 | 0 |
34 | Ninh Bình | +149 | 862 | 0 | 0 |
35 | Gia Lai | +148 | 7.151 | 17 | 2 |
36 | Nam Định | +119 | 3.442 | 2 | 0 |
37 | Nghệ An | +109 | 7.767 | 32 | 0 |
38 | Bình Dương | +107 | 290.724 | 3.210 | 13 |
39 | Đắk Nông | +100 | 4.985 | 12 | 0 |
40 | Hòa Bình | +97 | 1.491 | 3 | 0 |
41 | Hà Nam | +96 | 2.474 | 0 | 0 |
42 | Bắc Giang | +85 | 7.839 | 15 | 0 |
43 | Vĩnh Phúc | +82 | 3.034 | 6 | 0 |
44 | Đắk Lắk | +78 | 11.633 | 56 | 0 |
45 | Lào Cai | +70 | 603 | 0 | 0 |
46 | Thái Bình | +65 | 2.672 | 0 | 0 |
47 | Long An | +63 | 40.360 | 824 | 2 |
48 | Ninh Thuận | +47 | 5.823 | 50 | 0 |
49 | Cao Bằng | +45 | 561 | 1 | 0 |
50 | Thái Nguyên | +38 | 1.785 | 0 | 0 |
51 | Quảng Bình | +36 | 3.590 | 7 | 0 |
52 | Lạng Sơn | +35 | 1.618 | 7 | 0 |
53 | Phú Thọ | +33 | 3.083 | 3 | 0 |
54 | Hải Dương | +29 | 2.807 | 1 | 0 |
55 | Tuyên Quang | +28 | 1.068 | 0 | 0 |
56 | Hà Tĩnh | +27 | 1.558 | 5 | 0 |
57 | Yên Bái | +23 | 565 | 0 | 0 |
58 | Kon Tum | +20 | 944 | 0 | 0 |
59 | Điện Biên | +14 | 589 | 0 | 0 |
60 | Lai Châu | +2 | 107 | 0 | 0 |
61 | Bắc Kạn | 0 | 55 | 0 | 0 |
62 | Phú Yên | 0 | 7.280 | 44 | 0 |
63 | Quảng Trị | 0 | 2.115 | 3 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
152.201.656
Số mũi tiêm hôm qua
1.265.741
Tại hội thảo khoa học “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm tử vong do COVID-19” do Bộ Y tế tổ chức ngày 29/12, theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), theo thống kê 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong cao nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.
Bệnh nhân COVID-19 nặng được điều trị tại bệnh viện. (Ảnh minh họa).
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta chỉ có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.
Ngoài ra, tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%. Chính vì vậy, việc triển khai các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết.
Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn về triển khai các giải pháp quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao. Do đó, ngành Y tế các địa phương, các cơ sở điều trị quán triệt thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, các địa phương phải kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, kèm theo đó là bảo đảm ô xy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng yêu cầu, toàn bộ hệ thống điều trị rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến. Cùng với đó, cung ứng và bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân.
Đặc biệt, các cơ sở tiếp tục đầu tư nguồn lực để mở rộng, tăng cường năng lực hồi sức tích cực; huy động các cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân tham gia điều trị COVID-19 và thực hiện mục tiêu kép, vừa triển khai khám, chữa bệnh thông thường, vừa tham gia điều trị, hồi sức tích cực COVID-19.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng nhấn mạnh đến việc, các địa phương phải thực hiện đầy đủ việc “Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị” theo quyết định đã ban hành ngay từ trạm y tế, tổ COVID-19 cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.
“Trạm y tế cần lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý. Các cơ sở thu dung, điều trị cần phân loại nguy cơ người bệnh COVD-19 ngay từ khi nhập viện, đồng thời, đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng người bệnh vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc, điều trị và xử trí”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khỏe người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng, tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.
Trong phân loại người bệnh, cần tập trung vào nhóm người nguy cơ cao - những người trên 50 tuổi, có bệnh nền, người chưa tiêm, chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 để giám sát chặt chẽ, điều trị kịp thời, phù hợp. Cùng với đó, các cơ sở cần củng cố hệ thống cấp cứu, vận chuyển kịp thời người bệnh từ cộng đồng đến bệnh viện và giữa các bệnh viện.