Buồn ngủ và ngủ mọi lúc có phải là bệnh: Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Buồn ngủ mọi lúc mọi nơi, lăn vào giấc ngủ một cách không kiểm soát, thậm chí thường xuyên cảm giác giống "bị bóng đè" khi ngủ liệu có phải là những biểu hiện bình thường?

Ebony Lay, một người phụ nữ 41 tuổi, đã chia sẻ câu chuyện của cô ấy về chứng ngủ rũ mà cô ấy đã mắc phải.

Từ năm 6 tuổi, mẹ của cô ấy bắt đầu thấy cô ấy ngủ rất nhiều, thậm chí khi đang cười, cô ấy té ngã và đi vào giấc ngủ sâu ngay sau đó. Mặc dù cô ấy được mẹ đưa đi khám, nhưng sau khi kiểm tra tổng quát, các bác sĩ nhận thấy cô ấy khoẻ mạnh. Cho đến khi trở thành thanh thiếu niên, tình trạng ngủ nhiều, rơi vào giấc ngủ không kiểm soát vẫn tiếp tục.

Vào thời điểm đó, cô ấy được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và bắt đầu điều trị theo hướng này. Ebony Lay đã trải qua những ngày tháng rất nặng nề, luôn muốn ngủ, và nếu không ngủ, cô ấy sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khóc. Mãi đến năm 32 tuổi, khi việc ngủ hoàn toàn không kiểm soát, cơn ngủ có thể đến bất chợt vào mọi thời điểm trong ngày, những cơn ác mộng liên tiếp ập tới và cô ấy cảm thấy mình thiếu ngủ. Mặc dù trong mắt người khác, cô ấy ngủ quá nhiều. Cô ấy đã đến khám bác sĩ chuyên về giấc ngủ và được chẩn đoán mắc chứng ngủ rũ.

Buồn ngủ và ngủ mọi lúc có phải là bệnh: Tìm hiểu về chứng ngủ rũ - Ảnh 1.

Chứng ngủ rũ là gì?

Ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ, biểu hiện đặc trưng là buồn ngủ quá mức vào ban ngày, cơn ngủ gật bất chợt, cảm giác liệt khi thức dậy hoặc đi ngủ, có cảm giác mơ màng khi đang tỉnh táo như bị thôi miên, và tình trạng này kéo dài ít nhất 3 tháng.

Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên đến đầu tuổi đôi mươi, có thể gây suy giảm hiệu quả học tập và giao tiếp xã hội.

Chứng ngủ rũ thường bị nhầm lẫn với trầm cảm hoặc bệnh lý tâm thần kinh khác, chẩn đoán chậm trễ từ 5-10 năm trước khi đưa ra chẩn đoán chắc chắn.

Nguyên nhân nào gây ra ngủ rũ?

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được làm rõ, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, miễn dịch, nhiễm trùng, hoặc môi trường. Một số nhà khoa học cho rằng chứng ngủ rũ do sự suy giảm hoặc thiếu hụt của các tế bào thần kinh sản xuất hypocretin, một loại peptit tham gia điều hòa chu kỳ ngủ - thức.

Chứng ngủ rũ điều trị như thế nào?

Tuy chưa có trường hợp nào khỏi bệnh ngủ rũ hoàn toàn, nhưng có thể giảm dần thời gian ngủ rũ nếu điều trị đúng cách. Một số biện pháp điều trị:

Ngủ đủ vào ban đêm Lên lịch những giấc ngủ ngắn vào ban ngày từ 15-20 phút Không sử dụng rượu, chất gây nghiện, chất kích thích Tránh hoặc giảm thiểu stress Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: một số chất kích thích thần kinh trung ương được sử dụng để điều trị chứng ngủ rũ nhưng không có loại nào có hiệu quả 100% ở tất cả bệnh nhân. Tác dụng phụ không mong muốn mà thuốc mang lại bao gồm: lo lắng, đau đầu và khó chịu.

Hiện tại, chưa có loại thuốc nào được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để sử dụng cho trẻ em.

Có đến 70-80% số bệnh nhân khống chế được bệnh ngủ rũ khi điều trị. Sau 2-3 năm điều trị, người mắc có thể không cần phải dùng thuốc. Sau một đợt stress bệnh nhân cũng có thể bị tái phát. Khi đó, bác sĩ sẽ lên một kế hoạch điều trị mới.

Buồn ngủ và ngủ mọi lúc có phải là bệnh: Tìm hiểu về chứng ngủ rũ - Ảnh 2.

Có phải ngủ nhiều vào ban ngày và liệt cơ đều do chứng ngủ rũ?

Câu trả lời là không. Một số trường hợp có thể khiến bạn khó cưỡng lại cơn buồn ngủ vào ban ngày hoặc liệt cơ.

Liệt cơ đột ngột có thể do các nguyên nhân khác:

Động kinh (đặc biệt là co giật mất trương lực) Liệt chu kỳ Ngất Tâm lý

Ngủ ngày quá nhiều

Hội chứng ngủ không đủ giấc

Chứng mất ngủ vô căn

Ngưng thở khi ngủ

Mệt mỏi mạn tính

Rối loạn nhịp sinh học do công việc hoặc chế độ sinh hoạt

Người ngủ dài (biến thể bình thường trong đó bệnh nhân cần ngủ lâu hơn mức trung bình để cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ)

Tâm thần (trầm cảm,...)

Rối loạn giấc ngủ do thuốc (thuốc kháng histamine, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật, thuốc kháng vi-rút, v.v.)

Hội chứng Kleine-Levin (chứng mất ngủ tái phát kéo dài vài ngày đến vài tuần và tái phát vài tháng sau đó)

Chứng mất ngủ liên quan đến kinh nguyệt

Mất ngủ do tình trạng bệnh lý (bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, v.v.)

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể. Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, và tình trạng này không cải thiện sau khi bạn đã cố gắng điều chỉnh sinh hoạt, hãy đi khám để kịp thời tìm ra nguyên nhân bên trong.