Căn bệnh gây ra 1⁄3 số ca tử vong ở phụ nữ, nhưng chị em thường phát hiện bệnh muộn hơn 10 năm so với nam giới do "coi thường" nó

Ngoài việc qua đời do tuổi tác, nguyên nhân nào khiến nữ giới tử vong nhiều nhất? Nhiều người sẽ nghĩ đến ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung, những căn bệnh phổ biến chỉ có ở phụ nữ. Tuy nhiên, tất cả đều không phải.

Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) gần đây đã công bố một bài tổng quan quan trọng, khẳng định bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. 

Bệnh tim mạch là các bệnh do tim và mạch máu gây ra, bao gồm tim mạch vành, cao huyết áp, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tim thấp khớp, tim bẩm sinh, suy tim và cơ tim. Chúng vốn đã là nguyên nhân chính khiến phụ nữ tử vong, năm 2019 có khoảng 1/3 phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch, cao gấp 12 lần số ca tử vong do ung thư vú gây ra!

Bệnh tim mạch ở nữ giới... bị "coi thường"

Điều này có thể được lý giải là do nữ giới đang "coi thường" căn bệnh này. Trong lâm sàng, phụ nữ thường đi khám (bệnh tim mạch) muộn hơn nam giới tới 10 năm, nghĩa là khi mới bắt đầu mắc bệnh, phụ nữ có thể không coi những triệu chứng ban đầu là biểu hiện của bệnh tim mạch, do đó. không đi khám kịp thời.

Mặt khác, đối với những bệnh nhân nữ lần đầu đi khám với các triệu chứng không điển hình như tức ngực và khó thở, bác sĩ có thể cân nhắc trước một số yếu tố tâm lý và tình cảm, do đó sẽ không đánh giá khắt khe hơn xem có phải đó là tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim trong giai đoạn đầu hay không.

Căn bệnh gây ra 1/3 số ca tử vong ở phụ nữ, nhưng chị em thường phát hiện bệnh muộn hơn 10 năm so với nam giới do coi thường nó - Ảnh 1.

Ngay cả trong tìm kiếm thông tin hàng ngày, chẳng hạn tìm kiếm với từ khóa "bệnh tim" và "bệnh tim mạch", bạn sẽ thấy rằng hầu hết tất cả các kết quả trùng khớp trên các công cụ tìm kiếm trong và ngoài nước đều liên quan đến "đối tượng nam giới" nhiều hơn.

Hơn thế, lâu nay, tỷ lệ phụ nữ được tham gia vào các nghiên cứu về tim mạch là rất thấp. Một phân tích hồi cứu được công bố vào năm 2020 cho thấy trong 740 nghiên cứu lâm sàng về tim mạch từ năm 2010 đến năm 2017 với 862.652 người trưởng thành tham gia nghiên cứu, phụ nữ chỉ chiếm 38,2%.

Việc phụ nữ không có nhiều "đại diện" trong các thử nghiệm lâm sàng về tim mạch trực tiếp dẫn đến việc thiếu bằng chứng có cơ sở để đo lường mức độ an toàn và hiệu quả của việc điều trị cho phụ nữ.

7 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ

1. Tăng huyết áp 

Từ 30 đến 40 tuổi, huyết áp của phụ nữ tăng nhanh hơn nam giới. Tăng huyết áp không chỉ là ngòi nổ của các bệnh tim mạch ở phụ nữ mà còn khiến phụ nữ dễ bị phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, suy tim, xơ vữa động mạch và bệnh thận mãn tính.

2. Bệnh tiểu đường

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 44% so với nam giới trong cùng điều kiện.

Căn bệnh gây ra 1/3 số ca tử vong ở phụ nữ, nhưng chị em thường phát hiện bệnh muộn hơn 10 năm so với nam giới do coi thường nó - Ảnh 2.

3. Rối loạn lipid máu

Cholesterol tăng cao là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, đặc biệt là nồng độ cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol xấu) sẽ tăng mạnh trong thời kỳ tiền mãn kinh.

4. Béo phì

Trọng lượng cơ thể có ảnh hưởng rõ ràng hơn đối với phụ nữ, nguy cơ tim mạch của đàn ông béo phì là 46% nhưng của phụ nữ con số này lên tới 64%.

5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ có xu hướng nhiều cacbon và đường hơn nam giới.

Căn bệnh gây ra 1/3 số ca tử vong ở phụ nữ, nhưng chị em thường phát hiện bệnh muộn hơn 10 năm so với nam giới do coi thường nó - Ảnh 3.

6. Ít vận động

Hành vi ít vận động có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trẻ em gái thường ít vận động và lười vận động hơn trẻ em trai.

7. Sử dụng thuốc lá

Trên toàn cầu, số lượng phụ nữ hút thuốc ngày càng tăng, và việc phụ nữ hút thuốc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25% so với nam giới.

Nguồn và ảnh: The Lancet, Sohu, Pinterest