Đối với bệnh nhân đái tháo đường, lựa chọn thức ăn hợp lý là điều vô cùng quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh cũng như mức đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát tốt cân nặng.
Do đó, lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là tốt nhất, không chỉ giúp bệnh nhân đái tháo đường mà cả người bình thường cũng kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả hơn.
Những nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao được coi là loại thực phẩm có khả năng gây tăng đường huyết cao sau ăn cho nên cần hạn chế sử dụng, sẽ có số GI từ 70 trở lên.
Trong đó, có 5 nhóm thực phẩm dễ làm tăng đường huyết được khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều, tránh gây mất kiểm soát đường huyết:
Với những thực phẩm có mức chỉ số GI thấp dưới 56 (như rau xanh, hoa quả không ngọt, nhiều chất xơ...) rất có lợi cho sức khỏe vì đem tới nguồn năng lượng ổn định, mức đường huyết sẽ tăng và giảm từ từ.
Bên cạnh đó, nên lựa chọn các loại thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường để đảm bảo mức độ đường huyết luôn ổn định sau ăn.
Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm mà mọi người nên lưu ý thêm chính là:
Nên thay đổi món ăn thường xuyên, có nhiều loại thực phẩm đa dạng trong thực đơn hàng ngày với số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu của cơ thể sao cho giữ cân nặng hợp lý.
Để đường được hấp thu vào máu từ từ, nên có nhiều thành phần thực phẩm như chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô), bột đường, đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo…
Chất béo tốt omega-3, MUFA, PUFA, DHA… trong một số loài cá như cá hồi rất có lợi cho tim mạch, huyết áp, giúp chống lại các bệnh mỡ máu.
Nên sử dụng các loại sữa ít chất béo, có chứa đường palatinose và chất xơ hòa tan, sẽ không làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.
Một số loại thức ăn bao gồm các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường như thức ăn nhanh, trái cây đóng hộp… cần được hạn chế.