Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của con gái sẽ xoay vòng từ 28 - 30 ngày. Nếu đến sớm hoặc chậm khoảng vài ngày là điều bình thường. Nhưng khi đã vượt quá mốc 1 tuần mà kinh nguyệt vẫn chưa thấy tăm hơi đâu thì đó được xem là hiện tượng chậm kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến vấn đề chậm kinh, cùng tìm hiểu xem đó là những nguyên nhân nào nhé!
1. Do căng thẳng quá mức
Khi nữ giới phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống mà không được giải tỏa thì cơ thể sẽ trở nên trì trệ, căng thẳng hơn. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng và khiến bạn gặp phải tình trạng chậm kinh. Do đó, khi cảm thấy căng thẳng quá mức về mặt tinh thần thì nữ giới nên chủ động giao tiếp nhiều hơn với gia đình, bạn bè hoặc tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn để giảm bớt căng thẳng và duy trì tâm trạng luôn vui vẻ sẽ điều hòa được kinh nguyệt tốt hơn.
2. Do cơ thể bị rối loạn kinh nguyệt
Với những cô nàng có kinh nguyệt ổn định thì họ thường chẳng lo nghĩ quá nhiều đến chuyện lệch ngày kinh. Nhưng với những cô nàng có cơ thể yếu hơn, bị rối loạn kinh nguyệt thì kinh nguyệt của họ thường đến thất thường, lúc sớm lúc muộn hoặc có khi trong 1 tháng lại xuất hiện tới 2 ngày hành kinh.
Nguyên nhân khiến cơ thể có kinh nguyệt không đều như vậy là do hormone estrogen tiết ra không đủ hoặc do dùng một số loại thuốc (như thuốc tránh thai) gây rối loạn, chậm kinh. Những người có kinh nguyệt bị rối loạn như vậy thường bị đau bụng dữ dội khi tới ngày đèn đỏ kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như tăng huyết áp, đau mỏi cơ thể...
3. Do giảm cân quá mức
Việc theo đuổi hình thể đẹp là điều mà rất nhiều cô gái đều mong muốn đạt được, nhưng nếu lại mù quáng đi sử dụng thuốc giảm cân hay ăn kiêng kham khổ thì nó cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh. Bởi kinh nguyệt của nữ giới có mối liên quan trực tiếp đến hàm lượng chất béo trong cơ thể, quá nhiều hay quá ít chất béo cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ không bảo đảm tới đúng hẹn khi bạn giảm cân quá mức.
4. Do mang thai
Một nguyên nhân phổ biến khác cũng làm chậm kinh đó là mang thai. Khi chậm quá 1 tuần, bạn dùng que thử thai và thấy kết quả dương tính ra 2 vạch kèm theo hiện tượng buồn nôn, căng tức ngực thì đó chính là dấu hiệu có em bé. Còn nếu nước tiểu âm tính với que thử thai sớm thì có thể nhận định hiện tượng chậm kinh không phải do mang thai sớm. Đặc biệt, khi thấy có hiện tượng rong huyết bất thường thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
5. Do từng phẫu thuật tử cung
Sau một ca phẫu thuật tử cung, nếu thao tác không đúng quy trình, sát trùng không đúng thì nó cũng có thể gây tổn thương cổ tử cung của nữ giới. Hậu quả là vùng kín sẽ bị nhiễm trùng, kéo theo các bệnh như viêm nội mạc tử cung và dễ gây chậm kinh. Vậy nên, nữ giới hay chú ý tới quá trình vệ sinh sau khi phẫu thuật tử cung để tránh gây tổn hại tới sức khỏe vùng kín.
Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health, Sina, Internet