Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ đại tràng, mang túi nước tiểu bên mình cả đời vì ăn uống kém lành mạnh suốt 1 năm

Mới đây, dư luận Trung Quốc xôn xao về câu chuyện của một chàng nghiên cứu sinh ở Đại Liên, chỉ vì ăn uống kém lành mạnh suốt 1 năm mà chàng trai mắc ung thư ruột kết, cần cắt bỏ toàn bộ đại tràng và phải mang túi nước tiểu bên mình cả đời.

Theo đó, các trang thông tin lớn của Trung Quốc chỉ vài giờ trước đồng loạt chia sẻ video câu chuyện của chàng trai 29 tuổi Tiểu Hạo. Anh hiện đang là một nghiên cứu sinh ở Đại Liên. Cách đây vài ngày, Tiểu Hạo bắt đầu cảm thấy kiệt sức, thường xuyên bị tiêu chảy, trong phân cũng có máu nên đã đến bệnh viện để kiểm tra.

Kết quả chẩn đoản cho thấy Tiểu Hạo bị ung thư ruột kết. Sau khi xem xét kĩ lưỡng, các bác sĩ cuối cùng cũng phải đưa ra quyết định khó khăn: đại tràng của Tiểu Hạo cần phải được cắt bỏ hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc anh ấy sẽ phải mang túi bài tiết (túi nước tiểu) trong suốt cuộc đời của mình.

Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ  đại tràng, mang túi nước tiểu bên mình cả đời vì ăn uống kém lành mạnh suốt 1 năm - Ảnh 1.

Tiểu Hạo mắc ung thư ruột kết, phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng.

Bác sĩ Liu Yan, Trưởng Khoa Phẫu Thuật, Bệnh viên TP. Đại Liên cho biết đại tràng của Tiểu Hạo phải cắt bỏ hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tình của Tiểu Hạo được cho là xuất phát từ thói quen ăn uống kém lành mạnh của anh, luôn gọi đồ ăn mang về (chủ yếu là các loại thịt nướng, hầu như không có rau quả) trong suốt 1 năm. Sau khi thông tin được đăng tải trên mạng xã hội Sina của Trung Quốc, có ý kiến cho rằng họ ăn đồ ăn mua mang về cả 4-5 năm mà sức khỏe vẫn tốt. Do đó, thức ăn mua mang về không có liên quan đến bệnh ung thư ruột kết của Tiểu Hạo.

Phần đời còn lại của Tiểu Hạo phải gắn liền với túi nước tiểu.

Thực tế, sự xuất hiện của ung thư ruột kết chủ yếu là do chế độ ăn uống nhiều chất béo, từ các loại thịt đỏ hoặc thịt chế biến và không cung cấp đủ lượng chất xơ, vitamin mà cơ thể cần. Nếu chế độ ăn này diễn ra trong thời gian dài thì rất dễ hình thành nên ung thư ruột. Điều này phần nào giải thích cho việc tạo sao Tiểu Hạo mắc ung thư ruột kết sau 1 năm có thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Các nguyên nhân gây ung thư ruột:

- Tuổi tác: ung thư đường ruột thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi mắc chứng bệnh này ngày càng thu hẹp.

- Chế độ ăn uống: chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến và ít chất xơ và vitamin có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

- Béo phì: việc dung nạp quá nhiều chất béo có thể làm thay đổi nội tiết, hooc môn trong cơ thể dẫn đến rối loạn quá trình tái tạo, sinh trưởng của tế bào.

- Uống rượu và hút thuốc: Các chất độc hai trong rượu và thuốc lá có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương lớp niêm mạc hoặc dẫn đến ung thư.

- Tiền sử gia đình: có quan hệ họ hàng gần gũi (mẹ hoặc cha, anh trai, em gái) phát triển ung thư đường ruột dưới 50 tuổi làm bạn có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển tình trạng.

Làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư ruột kết?

Khi có các triệu chứng sau, rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư ruột, bạn cần chủ động thực hiện việc kiểm tra ống soi ruột:

- Thay đổi thói quen tiêu hóa

Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón

Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ  đại tràng, mang túi nước tiểu bên mình cả đời vì ăn uống kém lành mạnh suốt 1 năm - Ảnh 5.

Hình ảnh nội soi của bệnh nhân bị ung thư ruột kết.

- Xuất hiện máu trong phân

Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.

- Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.

- Thiếu máu

Người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguồn tham khảo và ảnh: Sina, Weibo, QQ, BV ĐKQT Vinmec