Chàng trai 32 tuổi cột sống bị "bẻ gập" bắt nguồn từ một tư thế quen thuộc của nhiều người, nếu nặng có thể phắt cắt cụt chân

Tuy đây là một tư thế của chân nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, có thể gây ra nhiều bệnh, thậm chí vẹo cột sống và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Cuối tháng 3/2020, báo chí Trung Quốc đưa tin về trường hợp của Tiểu Hà, một nam nhân viên công nghệ thông tin, 32 tuổi, ở Thành Đô, Tứ Xuyên. Theo Sina, 3 - 4 tháng trước đó, Tiểu Hà đi đứng như một chú chim cánh cụt. Do những cơn đau bất thường ở lưng, mông và chân phải, anh thậm chí còn không thể nằm hay ngồi, không thể đi vệ sinh. Cuối cùng, anh này đã có thể đi lại bình thường, ít nhất người ngoài không thấy anh có gì bất thường.

Nguyên nhân là khi sử dụng máy tính để làm việc, Tiểu Hà thường thích ngồi bắt chéo chân, khiến cột sống của anh biến thành hình chữ "S", hay có thể nói là dạng xoắn.

Chàng trai 32 tuổi cột sống bị bẻ gập bắt nguồn từ một tư thế quen thuộc của nhiều người, nếu nặng có thể phắt cắt cụt chân - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Việc bắt chéo chân gây ra tác hại nghiêm trọng như thế nào?

Bắt chéo chân trong thời gian dài có thể gây thương tích cho cơ thể. Tuy đây là một tư thế của chân nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, có thể gây ra nhiều bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Giãn tĩnh mạch bắp chân

Khi duy trì động tác bắt chéo chân trong thời gian dài (trên 15 phút), hồi lưu tĩnh mạch sẽ bị tắc nghẽn, lâu dần có thể xuất hiện hiện tượng nổi gân xanh ở bắp chân, hay còn gọi là chứng suy giãn tĩnh mạch ở bắp chân.

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Việc bắt chéo chân trong thời gian dài có thể chèn ép dây thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh ngoại biên nằm ở mặt ngoài của bắp chân, cơ địa nông và dễ bị chèn ép. Trong trường hợp nhẹ, mu bàn chân có thể cảm thấy tê. Trong trường hợp nặng, dây thần kinh bàn chân có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi.

Chàng trai 32 tuổi cột sống bị bẻ gập bắt nguồn từ một tư thế quen thuộc của nhiều người, nếu nặng có thể phắt cắt cụt chân - Ảnh 2.

Đau thắt lưng, cong vẹo cột sống

Cột sống bình thường có độ cong sinh lý tốt, các cơ và dây chằng xung quanh được gắn với cột sống đều đóng vai trò quan trọng. Người bắt chéo chân thường gập người và khom lưng, theo thời gian sẽ gây ra những thay đổi về độ cong sinh lý của cột sống, trường hợp nặng sẽ xảy ra hiện tượng cong vẹo cột sống, các cơ và dây chằng kèm theo cũng có thể chịu chấn thương lực kéo tương ứng do thay đổi độ cong của cột sống, dễ bị đau thắt lưng và khó chịu.

Bệnh phụ khoa

Do phần đùi trong tiếp xúc gần nhau, nhiệt độ cục bộ tăng lên, tạo ra môi trường ẩm và ấm ở đáy chậu. Môi trường này có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, có thể dẫn đến sự sinh sản của vi khuẩn gây bệnh và hình thành các bệnh như viêm âm hộ hoặc viêm âm đạo. Những người có tiền sử đau bụng kinh cũng có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới

Tương tự như nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới, khi nam giới bắt chéo chân, nhiệt độ của đùi trong và xung quanh bộ phận sinh dục tăng lên, loại môi trường nhiệt độ cao hơn này có khả năng gây chết tinh trùng hoàn toàn. Nếu để lâu, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tinh trùng và khả năng sinh sản.

Đối với những người bị viêm tuyến tiền liệt, việc bắt chéo chân cũng sẽ ảnh hưởng đến vi tuần hoàn cục bộ của tuyến tiền liệt, khiến tuyến tiền liệt bài tiết kém, có thể làm nặng thêm bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính.

Gây thoái hóa khớp gối

Khi người già bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến sụn khớp gối bị loạn dưỡng và hao mòn. Đối với những người cao tuổi đã bị thoái hóa khớp gối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp gối.

Chàng trai 32 tuổi cột sống bị bẻ gập bắt nguồn từ một tư thế quen thuộc của nhiều người, nếu nặng có thể phắt cắt cụt chân - Ảnh 3.

Một số bệnh mãn tính

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính thì nên tránh ngồi bắt chéo chân. Ví dụ, bệnh nhân tiểu đường tuần hoàn máu kém, bắt chéo chân lâu ngày có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của chi dưới, thậm chí có thể dẫn đến tiểu đường bàn chân. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, trường hợp nặng phải cắt cụt chi.

Ngồi bắt chéo chân cũng có thể dẫn đến suy giảm năng lực sống, không có lợi cho việc phục hồi chức năng hô hấp của bệnh nhân. Vì vậy, đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cần tránh ngồi bắt chéo chân để không làm nặng thêm tình trạng tổn thương chức năng phổi.

Làm thế nào để sửa thói quen này?

Những người đã quen với việc ngồi bắt chéo chân nên cố gắng từ từ điều chỉnh hành vi.

Chú ý kiểm soát thời gian, không để quá 15 phút trong cùng một tư thế, nên đổi chân bắt chéo, đồng thời thường xuyên đứng lên vận động toàn thân.

Tóm lại, bạn nên hạn chế bắt chéo chân. Nếu bạn có thói quen này, hãy sửa kịp thời, giữ đúng tư thế, không bắt chéo chân.

Chàng trai 32 tuổi cột sống bị bẻ gập bắt nguồn từ một tư thế quen thuộc của nhiều người, nếu nặng có thể phắt cắt cụt chân - Ảnh 4.

Trước hết, hãy chọn ghế có chiều cao phù hợp với chiều dài cơ thể và chiều dài chân, tránh chọn ghế quá thấp hoặc quá cao.

Ghế quá thấp, khi bạn ngồi xuống sẽ tương đương với tư thế ngồi xổm, khung xương chậu và vùng xương cùng chịu áp lực nặng nề, dễ gây căng thẳng cột sống.

Ghế quá cao, khi ngồi xuống, hai chân lơ lửng, phần dưới đùi bị nén lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Sau khi chọn được một chiếc ghế phù hợp, khi ngồi chú ý thẳng lưng, bắp chân và đùi tạo với nhau một góc 90 độ, để chân ở trạng thái thả lỏng.

Nguồn & Ảnh: Sina, Aboluowang, The Healthy