Chị em có 5 biểu hiện này ngày “đèn đỏ” chứng tỏ tử cung khỏe mạnh

Những ngày “đèn đỏ” cũng là thời điểm lý tưởng để chị em tự kiểm tra xem tử cung của mình có khỏe mạnh hay không.

Tử cung vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Không chỉ về mặt sinh sản và còn tác động tới sức khỏe tổng thể, ngoại hình, tốc độ lão hóa… Mặc dù những ngày “đèn đỏ” mang tới nhiều bất tiện, khó chịu cho chị em nhưng cũng là lúc sức khỏe tử cung được bộc lộ rõ nhất.

Vì vậy, hãy học cách lắng nghe cơ thể, nếu có đủ 5 biểu hiện dưới đây chứng tỏ tử cung của bạn vô cùng khỏe mạnh. Có càng ít thì đồng nghĩa với việc tử cung gặp vấn đề, cần chú trọng chăm sóc hơn hoặc tìm tới sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế.

1. Chu kỳ kinh nguyệt ổn định

Chị em cần hiểu rằng , rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện phổ biến và dễ thấy nhất của các bệnh về tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ. Mỗi tháng sẽ diễn ra hành kinh, hay thường được gọi là ngày “đèn đỏ” một lần, các lần cách nhau 28 - 31 ngày. Hành kinh thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn thỏa mãn các yếu tố này chứng tỏ tử cung của bạn khỏe mạnh.

Chị em có 5 biểu hiện này ngày “đèn đỏ” chứng tỏ tử cung khỏe mạnh - Ảnh 1.

Chu kỳ kinh nguyệt ổn định là 1 trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tốt ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường quá dài hoặc quá ngắn, thời gian hành kinh chỉ trong 1 ngày hoặc kéo dài trên 1 tuần thì nên đi khám bác sĩ. Rất có thể đó là dấu hiệu của sa tử cung hay bệnh nội mạc tử cung, thậm chí là khối u trong tử cung.

2. Không bị đau bụng kinh dữ dội

Theo các chuyên gia về sức khỏe phụ nữ, nguyên nhân đau bụng kinh rất phức tạp. Nhưng dù bị yếu tố nào tác động cũng đồng nghĩa với việc tử cung không khỏe mạnh.

Triệu chứng của đau bụng kinh không thể giải thích bằng rối loạn về cấu trúc phụ khoa. Đau là kết quả của các cơn co thắt tử cung và thiếu máu, có thể là do trung gian bởi prostaglandin (ví dụ, prostaglandin F2, kích thích cơ tử cung và thuốc co mạch) và các chất trung gian gây viêm do niêm mạc tử cung tiết ra và có thể liên quan đến các cơn co tử cung kéo dài và làm giảm lưu lượng máu đến cơ tử cung.

Còn nếu không bị đau bụng khi hành kinh có nghĩa là máu kinh trong tử cung đang hoạt động trơn tru. Hoặc nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ, hoàn toàn biến mất khi kết thúc kỳ kinh thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

3. Ngoại hình không bị ảnh hưởng nhiều

Trong y học, tử cung là cơ quan điều khiển nội tiết tố nữ. Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và kinh nguyệt mà còn là cội nguồn của sự nữ tính, vẻ đẹp của người phụ nữ. Nên một khi tử cung bị nhiễm lạnh hoặc bị viêm, nhiễm bệnh thì khi “đèn đỏ” sẽ khó tránh khỏi những thay đổi tiêu cực về ngoại hình.

Phổ biến nhất là phù nề, tăng cân, lão hóa da (chẳng hạn như da sạm đi, nám, nhiều mụn hoặc da chùng nhão, khô, thô ráp) hay rụng tóc, xơ tóc, tăng quầng thâm mắt, thâm môi…

4. Màu sắc kinh nguyệt bình thường

Màu sắc của máu kinh khi tử cung khỏe mạnh là màu đỏ sẫm. Nguyên nhân chính là do thành phần của máu kinh gồm máu kinh và các mảnh vụn nội mạc tử cung. Còn sự thay đổi về màu sắc của máu kinh có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.

Thông thường, máu kinh khác màu chính là kết quả của sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể thay đổi hoặc do mắc bệnh lý phụ khoa, phổ biến là bệnh về tử cung. Bao gồm các bất thường như: máu kinh đỏ quá tươi, máu kinh màu cam do nhiễm trùng, máu kinh màu hồng hay trắng do thiếu máu. Đặc biệt khi máu kinh đỏ sẫm và đông thành cục, hay có màu nâu, màu đỏ pha lẫn xám thì nên đi khám bệnh ngay lập tức. Bởi vì đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

5. Bàn tay và bàn chân ấm áp

Ít chị em biết rằng bất thường ở bàn tay, bàn chân vào những ngày “đèn đỏ” cũng có thể báo hiệu tình trạng bất ổn ở tử cung.

Chị em có 5 biểu hiện này ngày “đèn đỏ” chứng tỏ tử cung khỏe mạnh - Ảnh 2.

Nếu chị em bị lạnh tay chân nhiều hoặc ngoại hình xấu đi trong ngày “đèn đỏ”, có thể là vì tử cung có vấn đề (Ảnh minh họa)

Y học cổ truyền cho rằng phụ nữ thuộc âm, ngày “đèn đỏ” cơ thể yếu hơn, mất máu nên sẽ không tránh khỏi tình trạng tay chân lạnh. Nhưng tình trạng này sẽ tốt hơn nếu mặc thêm quần áo hoặc đến một nơi ấm áp hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ môi trường sống thích hợp thì hiện tượng tay chân lạnh vẫn xảy ra, nguyên nhân phần lớn là do tử cung bị lạnh quá mức và khí huyết bị ứ trệ.

Nếu không được điều trị, kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh và thậm chí là vô sinh có thể xảy ra. Ngược lại, nếu tay chân bạn ấm quanh năm thì khả năng cao là tử cung của bạn cũng khỏe mạnh.

Nguồn và ảnh: Kknews, Women’ Health, Asia One