Interferon từng được bàn đến nhiều trong đại dịch Covid-19. Nó từng được các nhà khoa học từ University College London (thuộc Viện Đại học London - Anh) chứng minh là "chìa khóa" giúp trẻ em mắc Covid-19 luôn nhẹ và tạo ra triển vọng ngăn chặn bệnh nặng ở người lớn thông qua bổ sung interferon, tận dụng khả năng chống virus cực mạnh của nó cũng như chống lại việc cơ thể "rắc rối" của người lớn làm interferon không thể hoạt động tốt nhất.
Tế bào ung thư máu có thể bị diệt gọn bởi "chiến binh" của hệ miễn dịch, dưới sự trợ giúp của y học (Ảnh minh họa từ Internet)
Nghiên cứu mới, vừa công bố trên Nature Communications, đã phát hiện ra một con đường tín hiệu mới được kích hoạt bởi interferon, có thể có tác động tiêu cực là ngăn chặn chính khả năng chống khối u tự nhiên của interferon.
Trước đây, interferon-alpha từng được sử dụng trong điều trị ung thư tăng sinh tủy, nhưng đôi khi nó không đạt được hiệu quả ngoạn mục. Vì vậy, cũng như trong điều trị Covid-19, quan trọng nhất là tìm ra chìa khóa để "cởi trói" cho chiến binh hàng đầu của hệ miễn dịch này.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Northwestern (Mỹ) đã xác định được tác động nằm ở ULJ1, một con đường cần thiết cho phản ứng của Đại học Northwestern (Mỹ) để chống khối u, nhưng có thể tương tác với 2 protein tên là ROCK1 và ROCK2, tạo nên phản ứng tiêu cực, khiến con đường tiêu diệt khối u của interferon gặp trắc trở.
"Nếu chúng tôi nhắm mục tiêu 2 protein này bằng một loại thuốc, chúng tôi có thể tăng cường khả năng chống lại tế bào ác tính của interferon" - tiến sĩ Lionidas Platania, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Theo Medical Xpress, thí nghiệm "cởi trói" interferon của họ đã thành công trong việc chống lại các tế bào ung thư trong một loại ung thư máu, và hứa hẹn đem đến tác dụng tương tự ở nhiều dạng ung thư khác bởi interferon tấn công mạnh mẽ những kẻ gây hại, bất kể chủng loại.