Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nhận định về nguồn lây của ca nhiễm Covid-19 thứ 243 ở Mê Linh

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 243, có thể có sự lây truyền mới trong cộng đồng.

  

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 10:00 10/04/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt Nam Thế giới Mỹ Ý Đức Anh
  Ca nhiễm bệnh
  Ca tử vong
  Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

Tối 6/4, Bộ Y tế công bố một trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 243, là bệnh nhân nam, 47 tuổi, quê quán huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Trường hợp bệnh nhân thứ 243 được phát hiện dương tính với Covid-19 sau khi đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai 23 ngày.

Đối với trường hợp này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, phải điều tra dịch tễ thật kỹ.

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nhận định về nguồn lây của ca nhiễm Covid-19 thứ 243 ở Mê Linh - 1

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

“Bệnh nhân 243 đang mắc bệnh Covid-19 là chắc chắn, song cần phải làm thêm xét nghiệm kháng thể để xem người này đã nhiễm lâu chưa hay vừa nhiễm. Kết quả xét nghiệm cho thấy không phát hiện kháng thể ở bệnh nhân này. Qua đây có thể hướng tới nghĩ rằng trường hợp này mới nhiễm. Không thể khẳng định bệnh nhân này lây từ Bệnh viện Bạch Mai mà có thể đặt vấn đề có sự lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, nếu cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó’, ông Phu nói.

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, việc xác định biện pháp dập dịch như thế nào quan trọng hơn. Điều quan trọng là phải tập trung vào việc phát hiện ca bệnh tiếp xúc gần, người liên quan để cách ly và khoanh vùng dập dịch.

Theo ông Phu, thực tế, dịch Covid-19 đã lây lan trong cộng đồng và không biết ai là người đang nhiễm, không biết đâu là nguồn bệnh. Vì thế việc giãn cách xã hội là việc vô cùng quan trọng. Việt Nam làm rất quyết liệt, làm sớm trong thời điểm khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa phải là cao. Việc giãn cách phải làm quyết liệt triệt để tại tất cả các nơi.

Trước việc một số phương tiện truyền thông có đưa tin về việc người nhiễm Covid-19 có thể ủ bệnh tới 24 ngày, gây tâm lý lo ngại cho người dân, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế khẳng định: “Hiện thế giới cũng chưa có khuyến cáo mới gì về thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2 trung bình là 5-6 ngày, tối đa là 14 ngày. Một số nghiên cứu có chỉ ra rằng, có thể thời gian ủ bệnh kéo dài nhưng đây kết quả từ một vài báo cáo nhỏ và cũng chỉ là những ca bệnh cá biệt. Tại thời điểm hiện nay, việc cách ly giám sát ca bệnh vẫn theo khuyến cáo của WHO là 14 ngày”.

Trước đó, tối 6/4, Bộ Y tế công bố 4 bệnh nhân nhiễm Covid-19, trong đó có bệnh nhân 243 là nam giới, 47 tuổi, quê quán huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Ngày 12/3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, có dừng ăn tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó đến nay, bệnh nhân chưa quay lại bệnh viện.

Ngày 30/3, bệnh nhân đến Trạm Y tế xã khai báo và được chỉ định cách ly tại nhà. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với người nhà, người thân và đối tác kinh doanh. Bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng.

Ngày 4/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, ngày 6/4, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nhận định về nguồn lây của ca nhiễm Covid-19 thứ 243 ở Mê Linh - 2

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh