Chuyên gia đề xuất giải pháp ngăn chặn ca nặng, tử vong do COVID-19

Theo chuyên gia, cần kiềm chế số ca mắc COVID-18. Khi phát hiện ổ dịch thì phải dập ổ dịch đó, không để bùng phát lớn, số mắc có thể lên nhưng trong giới hạn nhất định.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 19:14 16/12/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +34.059 1.487.788 28.822 241
1 TP.HCM +1.175 491.610 19.056 65
2 Hà Nội +423 21.083 81 2
3 Tây Ninh +19.724 60.955 460 19
4 Cà Mau +1.339 20.421 81 3
5 Bình Phước +880 17.776 32 3
6 Đồng Tháp +795 33.195 437 10
7 Bến Tre +760 18.503 115 0
8 Cần Thơ +728 31.188 423 12
9 Khánh Hòa +598 21.804 134 1
10 Vĩnh Long +597 20.416 193 6
11 Bạc Liêu +516 21.350 196 4
12 Đồng Nai +479 93.801 1.068 26
13 Trà Vinh +421 13.667 74 4
14 An Giang +387 27.961 686 20
15 Bình Định +338 8.754 34 3
16 Sóc Trăng +334 25.355 194 9
17 Tiền Giang +330 29.667 740 15
18 Hải Phòng +330 3.246 6 0
19 Hậu Giang +313 9.997 20 0
20 Bình Dương +275 288.607 2.984 14
21 Kiên Giang +267 25.942 378 10
22 Bà Rịa - Vũng Tàu +260 23.404 88 2
23 Thừa Thiên Huế +253 7.978 12 0
24 Bắc Ninh +252 7.493 15 0
25 Đà Nẵng +212 8.775 75 0
26 Lâm Đồng +181 5.323 15 0
27 Quảng Ngãi +179 3.826 15 1
28 Thanh Hóa +157 4.486 10 0
29 Đắk Lắk +152 9.697 45 0
30 Bình Thuận +150 22.779 214 7
31 Gia Lai +128 5.157 11 0
32 Quảng Ninh +117 1.359 1 0
33 Quảng Nam +106 4.234 8 0
34 Lạng Sơn +95 958 2 0
35 Nghệ An +83 6.058 29 0
36 Phú Yên +75 4.728 35 0
37 Hà Giang +69 5.768 6 0
38 Long An +65 39.466 745 5
39 Thái Bình +52 1.882 0 0
40 Quảng Bình +49 3.102 7 0
41 Ninh Thuận +49 5.076 48 0
42 Hưng Yên +46 1.966 2 0
43 Thái Nguyên +39 1.179 0 0
44 Hòa Bình +34 846 3 0
45 Quảng Trị +31 1.276 3 0
46 Nam Định +29 2.168 2 0
47 Tuyên Quang +25 793 0 0
48 Sơn La +25 528 0 0
49 Phú Thọ +24 2.399 2 0
50 Đắk Nông +24 3.826 9 0
51 Vĩnh Phúc +21 1.842 6 0
52 Hà Nam +19 1.615 0 0
53 Bắc Giang +19 7.212 15 0
54 Hà Tĩnh +10 1.335 5 0
55 Lào Cai +7 314 0 0
56 Yên Bái +4 340 0 0
57 Kon Tum +4 555 0 0
58 Điện Biên +2 513 0 0
59 Bắc Kạn +2 37 0 0
60 Lai Châu +1 44 0 0
61 Hải Dương 0 1.584 1 0
62 Cao Bằng 0 244 1 0
63 Ninh Bình 0 325 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 16/12/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

135.736.968

Số mũi tiêm hôm qua

534.174


Theo Bộ Y tế, ngày 14/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.203 ca mắc COVID-19 trong nước tại 62 tỉnh, thành phố.

Đến hết ngày 14/12, số bệnh nhân nặng đang điều trị trong cả nước là 7.779 ca, giảm 49 ca so với ngày trước đó (ngày 13/12, cả nước có 7.730 ca nặng).

Từ 17h30 ngày 13/12 đến 17h30 ngày 14/12 ghi nhận 252 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 233 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.333 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Chuyên gia đề xuất giải pháp ngăn chặn ca nặng, tử vong do COVID-19 - 1

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện. 

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Để tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức hội nghị với các chuyên gia, các nhà khoa học trong tháng 12/2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp nhiễm COVID-19 chuyển nặng và tử vong.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, điều lo ngại nhất tuyến cơ sở chưa chuẩn bị tốt, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tử vong. 

“Thứ nhất là vấn đề tiêm vắc-xin cho người trên 50 tuổi, có bệnh nền. Lúc trước, khi số F0 trong cộng đồng chưa nhiều thì chúng ta tiêm cho người trẻ- con, cháu trong gia đình, chúng ta làm tốt, họ không đem dịch về nhà, bảo vệ được người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số ca mắc trong cộng đồng nhiều dẫn đến lây các đối tượng này, nguy cơ tử vong rất cao, nhất là khi chưa được tiêm vắc-xin", TS Nhung chia sẻ.

Theo chuyên gia có thể do nhiều người cao tuổi không dám tiêm, bản thân các phường cũng ngại tiêm cho nhóm này. Thay vì đó, các địa phương có thể chỉ định tiêm cho các trường hợp này tại bệnh viện, để tỷ lệ tiêm đạt 100%.

Vì thế, y tế phường cần rà soát hết những trường hợp thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này để tiêm vét.

Thứ hai là về thuốc điều trị, thuốc kháng virus đã được chứng minh có tác dụng giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đây là thuốc chưa được đăng ký, điều trị phải có kiểm soát. Vì thế, các địa phương phải quan tâm, tham gia vào chương trình nghiên cứu để người bệnh được tiếp cận thuốc. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc.

Thứ ba là thay đổi trong điều trị. Hiện nay, y tế cơ sở vẫn tuân theo lối điều trị cũ là tập trung hết người bệnh vào một chỗ, rất khó đảm bảo về dinh dưỡng.

Theo TS Nhung, cần có biện pháp để người bệnh yên tâm- kết nối hỗ trợ về tâm lý, đảm bảo dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện kèm thêm thuốc. Trường hợp nào có thể thì để điều trị, cách ly tại nhà, trường hợp nào cần thiết thì nhập viện. Nếu làm được thế thì chắc chắn tử vong sẽ giảm.

Bên cạnh đó, cần kiềm chế số ca mắc. "Sống chung" nhưng khi phát hiện ổ dịch thì phải dập ổ dịch đó, không để bùng phát lớn, số mắc có thể lên nhưng trong giới hạn nhất định.