Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người trong mùa đông giá rét. Cuối tuần trước, sau khi ăn lẩu với bạn bè, cô Trương cảm thấy đau rát cổ họng và ngực, cảm giác có dị vật mắc phải khi nuốt. Sau khi về nhà, cô cảm thấy buồn nôn và nôn ra một ngụm máu lớn.
“Lúc đó tôi nghĩ mình có thể bị xước cổ họng vì nuốt phải những đồ ăn cứng xương hay cơm cháy. Tôi không để tâm lắm”, cô Trương chia sẻ. Nhưng sau một đêm nghỉ ngơi, tình trạng vẫn không khá hơn. Cô vẫn luôn cảm thấy có dị vật trong cổ họng, thậm chí nuốt thức ăn còn thấy vướng, khó tiết nước bọt, tiếp tục nôn ra máu.
Thấy tình hình không ổn, cô vội đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Tiêu Sơn, khoa Tiêu hóa để khám. Bác sĩ được biết cô có triệu chứng đau sau khi ăn lẩu vào đêm hôm trước và không thuyên giảm, ông đã cho rằng cô bị bỏng thực quản và đề nghị đi nội soi dạ dày.
Vết loét nhìn thấy rõ qua nội soi
Khi nội soi dạ dày, cô Trương đã bị một vết loét lớn 22cm ở thực quản. “Không ngờ vừa ăn lẩu mà lại bị nôn ra máu, lần sau không dám ăn quá nóng, ăn nhiều một cách ngấu nghiến như vậy nữa”, cô Trương cảm thấy rất hối hận vì thói quen ăn uống của mình.
Bác sĩ chủ trị cho bệnh nhân Tuyên Hàm cảnh báo cô Trương rằng, ăn quá nóng, quá cay và quá nhanh không chỉ gây tổn thương thực quản, cơ quan tiêu hóa, về lâu về dài còn gây ung thư và đã có rất nhiều trường hợp mắc ung thư vì nguyên nhân này.
Bác sĩ Tuyên Hàm chia sẻ về tình trạng bệnh nhân
Trong điều kiện bình thường, thực quản có thể chịu đựng nhiệt độ cao từ 50~60 độ C. Nhưng đối với đa số người mà nói, lúc miệng cảm thấy hơi nóng, nhiệt độ thức ăn lúc đó thực tế phải lên đến 70 độ C, vượt xa nhiệt độ thực quản chịu đựng được.
Tạp chí Lancet đã công bố một báo cáo của Tổ chức nghiên cứu Quốc tế về bệnh ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, trong đó cảnh báo rõ rằng uống đồ uống nóng trên 65 độ C trở lên có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Một số đồ ăn, đồ uống nóng hơn 65 độ C
Mặc dù biết rằng nhiệt độ thực phẩm nóng trên 65 độ C là không tốt cho sức khỏe nhưng ít ai có thể cảm nhận đúng được nhiệt độ hay mang nhiệt kế ra đo. Bởi vậy, dưới đây có một số ví dụ thử nghiệm đồ ăn, đồ uống nóng trên 65 độ C bạn nên cẩn thận khi dùng.
1. Nước nóng
Nước nóng hơn 65 độ C là khi bạn nhỏ thử một vài giọt xuống mu bàn tay và cảm thấy đau hoặc là uống một hụm nước thấy bỏng rát miệng, họng. Ngoài ra, nước nóng từ 65 độ trở lên thì khó cầm trực tiếp vào cốc vì nó quá nóng.
2. Sữa quay nóng trong lò vi sóng
90 giây quay trong lò, sữa có thể đạt tới 71 độ C. Để ngoài không khí, 5 phút sau thì nhiệt độ đo được là 58,9 độ C. Lúc này, có thể uống sữa vì uống vào không bị quá nóng, không gây cảm giác bỏng rát.
3. Pha cà phê từ máy pha chế
Pha một ly cà phê, khuấy đều, ngay lúc làm xong nhiệt độ sẽ khoảng 61,1 độ C, uống vào sẽ bị bỏng miệng, phải thổi nguội từng ngụm một. Nếu để cà phê sau 10 phút thì nhiệt độ sẽ còn khoảng 47 độ C, uống ở mức độ này là vừa phải.
4. Bánh bao, há cảo vừa ra lò
Há cảo vừa ra khỏi nồi sẽ có nhiệt độ khoảng 78,8 độ C, còn khói nóng bốc lên ngào ngạt. Lúc này thì bạn không nên vội ăn, để khoảng 5 phút sau, nhiệt độ sẽ xuống tầm 49,6 độ C, ăn sẽ vừa miệng hơn.
Bánh bao mới bắc ra khỏi nồi cũng có nhiệt độ 67,8 độ C, ăn sẽ bị bỏng. Đợi khoảng 3 phút, bánh bao chỉ còn 42,9 độ C thì có thể ăn mà không bị khó chịu ở miệng và họng.
Nguồn và ảnh: Sohu, XiaoshanZonghe, Haokanshipin