Streamer Trung Quốc Pan Xiaoting đã qua đời vào ngày 14/7 trong một buổi phát trực tiếp. Nguyên nhân tử vong được xác định là ăn quá nhiều. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bụng cô bị biến dạng nghiêm trọng và dạ dày chứa đầy thức ăn chưa tiêu hóa.
Pan Xiaoting từng bị xuất huyết dạ dày do ăn nhiều.
Streamer 24 tuổi này được cho là đã thực hiện thử thách ăn lượng thức ăn khổng lồ trong 10 giờ/ngày mà không ngừng nghỉ. Cô cũng tự thử thách bản thân tiêu thụ hơn 10 kg thức ăn trong mỗi bữa ăn. Những lựa chọn thực phẩm của cô không theo quy tắc và tương đối kỳ lạ.
Trước đó, Xiaoting từng nhập viện do xuất huyết dạ dày, cũng vì ăn quá nhiều. Nhưng cô được cho là vẫn tiếp tục thử thách ăn uống vô độ ngay sau khi xuất viện.
Mukbanger là những người phát sóng cảnh ăn uống. Ban đầu xu hướng này xuất hiện tại Hàn Quốc với các streamer vừa ăn vừa trò chuyện với khán giả. Trào lưu lan nhanh sang các nước khác và ngày càng trở nên quái dị, nguy hiểm khi mukbanger không ngừng tăng lượng thức ăn hoặc ăn thực phẩm lạ lùng để thu hút người xem.
6 tác hại trực tiếp đến sức khỏe khi bạn ăn quá nhiều
Ảnh minh họa
Gây bệnh tiểu đường
Thừa cân do ăn quá nhiều là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn quá nhiều sẽ ngăn cản các tế bào máu chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng và khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Gây mất ngủ
Ăn quá nhiều khiến bạn cảm thấy uể oải, ảnh hưởng đến giấc ngủ vì sẽ có xu hướng thức khuya. Việc ăn quá nhiều sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc cho hệ tiêu hóa, gây rối loạn chuyển hóa, khó ngủ, mất ngủ...
Gây bệnh tim mạch
Việc bạn ăn quá nhiều có thể giải phóng hormone gây căng thẳng norepinephrine, từ đó làm tăng nhịp tim, huyết áp. Trên thực tế, đối với những người đã mắc bệnh tim, nguy cơ đau tim của họ tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 giờ đồng hồ sau khi ăn một bữa ăn lớn.
Gây rối chuyển hóa
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bạn có thể bị một số loại rối loạn tiêu hóa như: trào ngược axit, ợ nóng, hội chứng rò rỉ ruột hoặc IBS, đầy hơi quá mức.
Việc ăn quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh cơn đói bằng cách làm rối loạn các hormone gây đói như ghrelin kích thích sự thèm ăn và leptin ức chế sự thèm ăn.
Suy yếu chức năng não
Ăn quá nhiều có thể làm suy yếu chức năng não vì lượng lớn thực phẩm có hàm lượng calo cao sẽ gây mất trí nhớ và suy giảm khả năng tinh thần, làm gián đoạn quá trình sản xuất uroguanylin, một loại hormone giúp truyền tín hiệu no và thỏa mãn cơn thèm ăn đến não.