Người trẻ lẽ ra phải luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, giàu năng lượng, thế nhưng trong thực tế có không ít những người trẻ đã bị suy buồng trứng.
Lưu Mẫn (30 tuổi, Quảng Đông, Trung Quốc) là một giáo viên dạy múa, thường xuyên bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. Lưu Mẫn chia sẻ, tuy mới 30 tuổi, chưa già đến nỗi chuyện sinh đẻ trở thành nỗi khó khăn nhưng 2 năm qua, cô luôn cố gắng mang thai mà không thành. Kinh nguyệt của cô Fvàcũng không đều, thậm chí 2 tháng gần đây còn chưa có.
Lưu Mẫn chia sẻ, tuy mới 30 tuổi, chưa già đến nỗi chuyện sinh đẻ trở thành nỗi khó khăn nhưng 2 năm qua, cô luôn cố gắng mang thai mà không thành. (Ảnh minh họa)
Đến bệnh viện kiểm tra, kết quả xét nghiệm khiến Lưu Mẫn rất ngạc nhiên. Cô bị suy buồng trứng sớm, một người 30 tuổi nhưng có buồng trứng của người 40 tuổi. Khi điều tra tiền sử, bác sĩ xác định nguyên nhân có thể đến từ tình trạng căng thẳng cao độ, thường xuyên thức khuya và giảm cân quá mức. Lưu Mẫn vô cùng hoảng hốt, không hiểu vì sao tuổi buồng trứng lại chênh lệch với tuổi thật nhiều đến vậy.
Theo trang thông tin sức khỏe Health, buồng trứng của phụ nữ thường sẽ có những giai đoạn phát triển và suy thoái nhất định:
- 10-18 tuổi: Buồng trứng bắt đầu phát triển và tiết ra estrogen.
- 18-45 tuổi: Buồng trứng trưởng thành và rụng trứng đều đặn hàng tháng.
- 45-55 tuổi: Buồng trứng bắt đầu suy giảm, lượng estrogen giảm.
- Sau 60 tuổi: Bước vào tuổi già và suy buồng trứng.
Buồng trứng của phụ nữ thường sẽ có những giai đoạn phát triển và suy thoái nhất định. (Ảnh minh họa)
Có thể thấy, trạng thái buồng trứng ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Nếu bạn 30 tuổi thì buồng trứng cũng phải là buồng trứng của người 30 tuổi. Tuy nhiên, nếu chức năng buồng trứng suy giảm sớm thì sẽ là buồng trứng của người 40 tuổi...
Dấu hiệu suy buồng trứng, là phụ nữ tuổi 30 nên nắm rõ
Nếu suy buồng trứng sớm dù bạn mới ở độ tuổi 20, 30, bạn có thể gặp những vấn đề sau:
1. Kinh nguyệt không đều
Thời điểm kinh nguyệt không đều do buồng trứng, estrogen và nội mạc tử cung tương tác lẫn nhau, nếu chức năng buồng trứng suy giảm thì lượng estrogen sản sinh ra chắc chắn sẽ giảm, kinh nguyệt sẽ không diễn ra bình thường.
Nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân mắc hội chứng progeria, 1/5 số phụ nữ sẽ đột nhiên không có kinh nguyệt hoặc giảm dần cho đến khi vô kinh, thậm chí có một số bệnh nhân còn có kinh nguyệt không đều kéo dài.
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu suy buồng trứng sớm. (Ảnh minh họa)
Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài thường xuyên ở phụ nữ 30 tuổi, chị em nên đi thăm khám sớm để tránh tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
2. Nếp nhăn xuất hiện trên mặt
Ở tuổi 30, tuy không còn quá trẻ nhưng nếu xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt, rất có thể buồng trứng của bạn bị suy yếu, cảnh báo bạn đã gần đến thời kỳ mãn kinh. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm trạng, cơ thể bạn.
Phụ nữ tuổi 30 bỗng xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt, đi kèm tâm trạng khó chịu vô cớ thường xuyên thì càng cần cảnh giác với suy buồng trứng, nên đi thăm khám sớm.
3. Mắc một số bệnh
Việc giảm tiết estrogen do suy buồng trứng sớm sẽ gây ra hàng loạt bệnh như trầm cảm, loãng xương, viêm bàng quang, béo phì... Phụ nữ tuổi 30 nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Nếu thấy các vấn đề này, chị em cũng nên kiểm tra buồng trứng để can thiệp kịp thời trong độ tuổi sinh sản.
Việc giảm tiết estrogen do suy buồng trứng sớm sẽ gây ra hàng loạt bệnh như trầm cảm, loãng xương, viêm bàng quang, béo phì... (Ảnh minh họa)
Có người thắc mắc, suy buồng trứng sớm có phải là cơ thể đang già đi hay không, theo lý thuyết thì điều này là đúng.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy mức độ buồng trứng chỉ đại diện cho hệ thống sinh sản. Điều này có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sẽ không có tác động quyết định đến các hệ thống khác.
Ngoài ra, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh theo lượng estrogen thiếu hụt. Sau khi lão hóa sớm, cơ thể con người cũng sẽ tích cực thích nghi để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể nên không cần lo lắng già đi chỉ sau một đêm.