Tiểu Phần (25 tuổi) là một nhân viên công nghệ thông tin đang sinh sống và làm việc tại quận Bảo An, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc). Tháng 8 vừa qua, cô đến bệnh viện khám sức khỏe thì phát hiện thấy có một khối u ở thùy trước gan phải.
Sau lần đó, Tiểu Phần tiếp tục tới bệnh viện khác kiểm tra lại, lần này cô chụp CT 3 chiều. Kết quả cho thấy, khối u đang có đường kính 5cm, to bằng quả bóng bàn. Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Phần mắc ung thư gan.
Khi được chẩn đoán mắc ung thư gan, Tiểu Phần vô cùng bất ngờ và không thể tin được. Cô cho biết: "Tôi đã kiểm tra và biết mình bị viêm gan B cách đây 10 năm, nhưng tôi chưa điều trị triệt để. Dù vậy, cứ đều đặn 6 tháng/ lần, tôi đều tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe gan".
Vốn dĩ đầu năm nay là lịch đi khám gan của Tiểu Phần nhưng vì tình hình dịch COVID-19 căng thẳng và cảm thấy sức khỏe mình bình thường nên cô đã trì hoãn việc này. Không ngờ gần 1 năm sau lần tái khám cuối cùng, một khối u lớn đã phát triển trong gan của Tiểu Phần.
"Trong 6 tháng qua, vì quá bận rộn với công việc nên tôi thường xuyên thức đêm để chạy kịp deadline" - Tiểu Phần bất lực nói.
Bệnh ung thư gan của Tiểu Phần có mối liên hệ mật thiết đến căn bệnh viêm gan B mãn tính lâu năm của cô. Ngoài ra, do thường xuyên thức khuya và làm việc ngoài giờ trong suốt 6 tháng, cộng với lối sống sinh hoạt không lành mạnh đã trở thành "chất xúc tác" khiến bệnh viêm gan phát triển thành ung thư gan.
Thật may là vì tới bệnh viện kịp thời nên bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho Tiểu Phần. Sau ca phẫu thuật, Tiểu Phần đã hồi phục tốt và được xuất viện về nhà.
Những kiểu người có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan:
1. Người từng mắc bệnh viêm gan B, C
Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc đã cho thấy, có tới 90% bệnh nhân mắc ung thư gan từng bị viêm gan B. Còn nghiên cứu từ các nước phương Tây thì kết quả chỉ ra là người từng bị viêm gan C. Qua đó, bạn có thể thấy, tỷ lệ mắc bệnh của những người có chứa virus viêm gan B và viêm gan C cao hơn bình thường. Thế nên, hãy chú ý nhiều đến việc bảo vệ sức khỏe bản thân để ngăn không cho ung thư gan có cơ hội hình thành.
2. Người bị xơ gan
Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh xơ gan, bạn nên nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bởi tình trạng xơ gan có thể chuyển biến thành ung thư gan theo thời gian. Điều này cũng làm đe dọa tới sức khỏe của bạn trong tương lai nên cần chủ động chữa trị căn bệnh này.
3. Người nghiện rượu
Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh xơ gan, bạn nên nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bởi tình trạng xơ gan có thể chuyển biến thành ung thư gan theo thời gian. Điều này cũng làm đe dọa tới sức khỏe của bạn trong tương lai nên cần chủ động chữa trị căn bệnh này.
4. Người thường xuyên thức khuya trong một thời gian dài
Mặc dù, thói quen thức khuya không trực tiếp làm ảnh hưởng đến vùng gan. Thế nhưng, nếu kéo dài thói quen xấu này thì các cơ quan trong cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn, từ đó sản sinh ra các chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa tế bào trong các cơ quan. Đồng thời, điều này còn góp phần làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan. Lâu dài, nó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ bên trong dần dần theo thời gian.
5. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư gan
Cho dù ung thư gan không phải là bệnh di truyền nhưng nếu cơ thể người thân trong gia đình bạn có chứa virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Tốt nhất, hãy chủ động đi kiểm tra để tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm.
Nguồn: QQ, Sohu, Sina, Healthline