Nếu gương mặt là đại diện cho hình thức của người phụ nữ thì buồng trứng chính là nơi phản ánh sức khỏe sinh sản. Một phụ nữ có khả năng thụ thai tốt, nội tiết dồi dào hay không cần có buồng trứng khỏe mạnh. Sẽ thật đáng tiếc nếu một cô gái xinh đẹp, trẻ trung đúng tuổi xuân thì nhưng bị suy buồng trứng sớm, buồng trứng lão hóa như của người tuổi 40, 50...
Để biết buồng trứng của mình đang ở mức độ hoạt động ổn định hay không, liệu có bị suy buồng trứng và nếu bị thì ở mức độ nào..., chị em cùng làm thử 1 bài kiểm tra nho nhỏ dưới đây xem sao nhé!
Một phụ nữ có khả năng thụ thai tốt, nội tiết dồi dào hay không cần có buồng trứng khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Kiểm tra sức khỏe buồng trứng bằng cách sử dụng thang điểm đánh giá
1. Kinh nguyệt không đều:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Thường xuyên (2 điểm).
- Vô kinh (3 điểm).
2. Rối loạn giấc ngủ:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Thường xuyên (2 điểm).
- Gây ảnh hưởng đến cuộc sống (3 điểm).
Rối loạn giấc ngủ là biểu hiện suy buồng trứng. (Ảnh minh họa)
3. Dễ tức giận, nổi cáu:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Thường xuyên (2 điểm).
- Không thể kiềm chế cảm xúc (3 điểm).
4. Suy giảm cảm giác:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Thường xuyên bị tê và đau (2 điểm).
- Không cảm thấy lạnh hoặc nóng (3 điểm).
5. Da xấu đi:
Tình trạng da xấu phản ánh sức khỏe buồng trứng kém khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
- Không (0 điểm).
- Khô và kém đàn hồi (1 điểm).
- Nhiều nếp nhăn và đốm (2 điểm).
- Da chảy xệ, nám (3 điểm).
6. Cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi đêm:
- Không (0 điểm),
- Dưới 3 lần mỗi đêm (1 điểm).
- 3-9 lần mỗi đêm (2 điểm).
- Trên 10 lần mỗi đêm (3 điểm).
7. Tình trạng đau và mệt mỏi:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Khó leo cầu thang (2 điểm).
- Hạn chế hoạt động (3 điểm).
8. Nhức đầu và chóng mặt:
- Không (0 điểm).
- Thỉnh thoảng (1 điểm).
- Thường xuyên (2 điểm).
- Ảnh hưởng đến cuộc sống (3 điểm).
Nhức đầu và chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu suy buồng trứng. (Ảnh minh họa)
Kết quả:
- Nếu chị em có số điểm là
- Nếu chị em có số điểm là >8 điểm chứng tỏ đang bị suy buồng trứng nhẹ.
- Nếu chị em có số điểm là >19 điểm thì bị suy buồng trứng ở mức độ vừa phải.
- Nếu chị em có số điểm là >31 điểm thì đã bị suy buồng trứng nặng.
Ví dụ, một phụ nữ thường xuyên có kinh nguyệt không đều, mất ngủ trầm trọng, không kiềm chế được cảm xúc, thỉnh thoảng bị đau đầu, điểm được tính là 9 điểm, chứng tỏ đã xảy ra suy buồng trứng sớm và phải cải thiện bằng thuốc kịp thời, cần điều trị sớm.
Phòng tránh suy buồng trứng sớm - Lời nhắn nhủ của chuyên gia
Theo BS Trương Quang Hải (chuyên sản phụ khoa và IVF, làm việc tại Hà Nội), hiện nay anh gặp rất nhiều trường hợp phụ nữ trẻ không có con cũng là do suy buồng trứng như vậy, nên rất mong chị em lưu ý để điều chỉnh kịp thời.
Để cải thiện sức khỏe buồng trứng, chị em có thể tham khảo một số sản phẩm dưỡng buồng trứng uy tín ngoài thị trường. (Ảnh minh họa)
Nếu không có các triệu chứng trên hoặc điểm tính toán tương đối thấp thì tình trạng buồng trứng ở mức chấp nhận được, bạn nên tích cực duy trì để ngăn ngừa lão hóa buồng trứng, nên ăn nhiều thịt nạc, cá, trái cây tươi, rau xanh để bổ sung cho cơ thể protein và vitamin dồi dào.
Để cải thiện sức khỏe buồng trứng, chị em có thể tham khảo một số sản phẩm dưỡng buồng trứng uy tín ngoài thị trường như: Ago Mom, OvaQ1 Mediplantex, Puritan's Pride DHEA 50mg...
Đồng thời, bạn cũng cần chú ý bảo vệ bản thân để tránh việc phá thai thường xuyên, điều này có thể làm tổn thương tử cung rất nặng nề, gây tổn thất lớn cho buồng trứng và hệ thống sinh sản nói chung. Hai là duy trì thói quen tập thể dục, học cách điều chỉnh cảm xúc và thực hiện lối sống lành mạnh hơn.
Ngoài những điểm trên, việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa thường xuyên là điều cần thiết, vì có nhiều vấn đề không thể chủ quan đánh giá được. Nếu bạn cho rằng cơ thể không có vấn đề gì thì chưa chắc đã đúng. Chuyên gia khuyên bạn cần phải vượt qua cuộc khám phụ khoa mới có thể có chẩn đoán chính xác nhất về sức khỏe sinh sản.