Hệ miễn dịch là một hệ thống rộng lớn và phức tạp, trải khắp cơ thể trên hầu hết tất cả các tế bào, các lớp mô hay và các cơ quan. Bao gồm:
- Amidan cổ họng
- Hệ thống tiêu hóa
- Tủy xương
- Da
- Hạch bạch huyết
- Lá lách
- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục
Tiến sĩ Millard D. Collins, Chủ tịch Đại học Y khoa Meharry (Mỹ) cho biết, vai trò chính của hệ miễn dịch là chống lại các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa các bệnh cũ tái phát. Nhất là các yếu tố gây bệnh đến từ môi trường xung quanh như các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng… Khi cơ thể không có hệ miễn dịch hoặc khả năng miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm một cách dễ dàng.
Vì vậy, việc đánh giá hệ miễn dịch và khắc phục, tăng cường miễn dịch là vô cùng quan trọng. Nếu cơ thể có 5 biểu hiện sau đây tức là hệ miễn dịch đang gặp vấn đề:
1. Dễ đổ mồ hôi, hay mệt mỏi
So với những người khác, những người dễ đổ mồ hôi bất kể thời tiết như thế nào có thể có khả năng miễn dịch yếu hơn. Hơn nữa, những người như vậy cũng có thể dễ bị đổ mồ hôi khi ngủ và họ luôn khó ngủ. Việc đổ mồ hôi không thể giải thích này chủ yếu liên quan đến khả năng miễn dịch kém.
Ảnh minh họa
"Nếu ngủ đủ giấc mà vẫn bị kiệt sức, thì nên xem xét liệu hệ thống miễn dịch đang cố nói điều gì đó", Tiến sĩ Autumn Burnette nhắc nhở. Bởi vì khi hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật thì năng lượng của cơ thể cũng bị tiêu hao theo. Cơ thể đang cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp cho hệ miễn dịch. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ dù có ngủ nhiều bao nhiêu.
2. Hay nổi hạch
Các hạch bạch huyết đặc biệt dễ tìm thấy ở cổ, háng và nách. Chúng giúp lọc chất lỏng bạch huyết, các tế bào bạch cầu lympho tiêu diệt vi khuẩn và các "kẻ xâm lược" khác.
Tiến sĩ Autumn Burnette, từ Đại học Howard (Mỹ) giải thích, hạch bạch huyết có vai trò chống lại nhiễm trùng và bệnh tật trong cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm trùng hay chấn thương, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Các tế bào miễn dịch này tăng lên sẽ khiến các hạch bạch huyết sưng lên.
Nếu nổi hạch kéo dài hoặc số lượng hạc nhiều lên bất thường thì nên cẩn trọng và tốt nhất là tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế. Bởi điều này có nghĩa là hệ miễn dịch đang gặp khó khăn trong việc chống lại một mầm bệnh.
3. Thường xuyên ốm vặt
Cảm lạnh, sốt và viêm họng, rối loạn tiêu hóa là những bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không quá nghiêm trọng nên còn được gọi là ốm vặt. Tuy nhiên, Tiến sĩ Navya Mysore thuộc dịch vụ chăm sóc sức khỏe One Medical (Mỹ) cảnh báo, nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh này, tái đi tái lại nhiều lần hoặc thời gian mắc bệnh cũng như hồi phục sau bệnh lâu hơn bình thường thì rất có thể là do miễn dịch quá yếu.
Đặc biệt là đối với bệnh cảm lạnh hoặc tiêu chảy. Bởi vì chúng cho thấy rằng cơ thể bạn không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa. Bên cạnh đó, khả năng miễn dịch có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người cũng là tuyến phòng thủ của hệ thống miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch yếu, vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập, dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên ngay cả khi bạn ăn uống cẩn thận.
4. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại
Trên thực tế, mọi người đều bị nhiễm trùng mọi lúc mọi nơi. Nhưng khi hệ miễn dịch yếu, nó sẽ khó tiêu diệt vi khuẩn. Dẫn đến nhiễm trùng không dứt mà tái phát nhiều lần cũng như gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Cụ thể, Tiến sĩ Autumn Burnette cho biết: “Nếu hệ thống miễn dịch không có khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân độc hại bên ngoài, cơ thể có thể phải đối mặt với nhiễm trùng thường xuyên. Một người có hệ miễn dịch yếu có khả năng bị nhiễm trùng thường xuyên hơn những người khác và việc nhiễm trùng có thể nặng hơn hoặc khó điều trị hơn".
Như vậy, suy giảm miễn dịch đặc trưng nổi bật bởi tình trạng tái diễn nhiễm trùng thường xuyên. Vì thế, ngay khi phát hiện tình trạng này ở bất cứ cơ quan nào của cơ thể quý khách hàng cũng cần thăm khám ngay để kịp thời ngăn chặn hệ lụy xấu cho chính bản thân mình.
5. Vết thương lâu lành
Theo Tiến sĩ Tiến sĩ Millard D. Collins, nếu cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể không đạt hiệu quả thì đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo khả năng miễn dịch bị suy yếu. Phổ biến nhất là tình trạng vết thương lâu lành hơn, dễ nhiễm trùng hơn. Quá trình chữa lành vết thương này phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh.
Ví dụ như sau khi vô tình bị trầy xước, hệ thống miễn dịch của người bình thường sẽ nhanh chóng phản ứng để thúc đẩy quá trình đông máu. Bạch cầu tập hợp lại để chống lại vi trùng bên ngoài cơ thể con người, tránh viêm nhiễm. Hệ miễn dịch kiểm soát thiệt hại khi bị vết thương, chuyển máu giàu chất dinh dưỡng đến giúp cơ thể chữa lành và tái tạo làn da mới.
Ảnh minh họa
Ngược lại, khi miễn dịch suy yếu, chỉ một vết thương nhỏ, dù là ngoài da cũng rất lâu lành và gây khó chịu, đau đớn hơn bình thường. Nó cũng rất lâu lành hoặc thậm chí là không thể lành lại.
Để bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch, các chuyên gia khuyên chúng ta cần điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh hơn. Đặc biệt là ăn uống điều độ, cân bằng, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các chất kích thích… Tập thể dục đều đặn và học cách điều tiết cảm xúc, giải tỏa áp lực đúng cách cũng rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe.
Nguồn và ảnh: Abolouwang, Bustle, Family Doctor