Một số người, đặc biệt là nam giới thường có thói quen thắt chặt thắt lưng để che đi phần bụng, vô tình gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân là do, những chiếc đai này sẽ tạo áp lực lớn lên vùng bụng dưới, một phần kết nối quan trọng của cơ thể có nhiều tĩnh mạch đi qua. Khi thắt lưng chèn ép dạ dày, các tĩnh mạch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vấn đề ợ chua (trào ngược axit dạ dày)
Đeo thắt lưng quá chặt trong ngày khiến bạn có nguy cơ bị trào ngược axit. Đai thắt chặt, gây một áp lực lớn lên dạ dày. Do đó, axit được sinh ra để tiêu hóa thức ăn bị vượt quá giới hạn, chạm đến phổi và cổ họng. Đây là lý do tại sao những người đeo thắt lưng chặt thường gặp phải vấn đề tức ngực, đau cơ bụng, táo bón… Về lâu về dài, vấn đề này còn có thể gây ung thư vòm họng.
Thoát vị
Đeo thắt lưng quá chặt cũng có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của một căn bệnh nghiêm trọng như thoát vị. Phần trên của dạ dày thoát ra khỏi cơ hoành do cơ hoành suy yếu, không thể ngăn chặn axit được tạo ra bên trong. Các axit này đến dạ dày và gây kích thích, do đó mọi người sẽ cảm thấy nóng rát và đau dữ dội ở ngực.
Tăng nguy cơ vô sinh
Đeo thắt lưng quá chặt trong thời gian dài dẫn đến giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ, tăng nguy cơ vô sinh. Đai chặt sẽ chèn ép, tạo áp lực lên vùng xương chậu, nơi có các cơ quan quan trọng liên quan đến sinh sản. Ngoài ra, thói quen này còn làm không khí không thể đến được các cơ quan vùng kín đúng cách, làm tăng thân nhiệt, giảm số lượng tinh trùng.
Các vấn đề về cột sống
Thắt lưng làm thay đổi cách nam giới sử dụng cơ bụng khi đứng. Điều này xảy ra là do áp được dồn lên các cơ quan, gây ra cứng tủy sống. Bên cạnh đó, việc thắt đai chặt cũng làm thay đổi góc trọng tâm cơ thể, vùng xương chậu và thêm áp lực cho khớp gối.
Đau lưng và sưng chân
Nếu đeo thắt lưng quá chặt, bạn có thể bị đau lưng. Nguyên nhân là do dây thần kinh nang và nhiều tĩnh mạch quan trọng khác đi qua thắt lưng bị tổn thương mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị phù chân do áp lực xung quanh thắt lưng tạo thành.