Thịt bò là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực, các món ăn từ Âu đến Á đều có mặt loại thực phẩm này bởi chúng vừa ngon, cách chế biến đa dạng phong phú, không những vậy còn rất giàu dinh dưỡng. Không ít trong chúng đã từng bắt gặp trường hợp khi đang ăn miếng thịt bò phản chiếu đầy màu sắc. Vậy nên vứt đi hay là ăn tiếp? Liệu đó có phải thịt bò đã bị nhiễm bẩn không?
Đi ăn gặp miếng thịt bò 7 sắc cầu vồng, có nên ăn tiếp?
Trên thực tế, vào những năm 1970, một số học giả ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra hiện tượng này trong các sản phẩm thịt nấu chín, không chỉ ở thịt bò, mà còn ở thịt lợn, thịt xông khói và thậm chí cả cá, màu sắc chủ yếu là xanh lục, vàng và bảy sắc cầu vồng. Ban đầu, người ta nghi ngại cho đó là thực phẩm ô nhiễm do vi sinh vật, phụ gia công nghiệp, kim loại nặng… nhưng đi sâu tìm hiểu thì thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Để tìm câu trả lời đối với hiện tượng này, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong giới học thuật và cũng có nhiều kết quả nghiên cứu liên quan.
Lý giải cho hiện tượng này, thớ thịt bò tương đối dày và không đồng đều sau khi được cắt ngang, tạo thành cấu trúc được gọi là "lưới" về mặt quang học, do đó thịt bò tạo ra phản xạ màu dưới sự chiếu sáng của ánh sáng. Hiện tượng này có thể được gọi chung là hiện tượng “phản chiếu cầu vồng trên bề mặt miếng thịt bò”, có nhiều khả năng xuất hiện trên mặt cắt của gân bò nấu chín.
Thực nghiệm cho thấy sau khi luộc và ướp thịt bò, bề mặt cắt ra của các thớ thịt đều đặn hơn, và có độ óng ánh rõ ràng hơn.
Có thể thấy, cả kết quả thử nghiệm thực tế và nghiên cứu lý thuyết khoa học đều cho thấy hiện tượng “phản xạ cầu vồng” là do đặc tính vật lý của chính thịt bò, đây là hiện tượng tự nhiên và phổ biến chứ không liên quan gì đến độ an toàn của bản thân thịt bò, bạn không cần quá lo lắng.
Chỉ khi màu này xuất hiện, hãy vứt nó đi
+ Màu trở nên tối hơn
Thịt bò tươi ngon sẽ có bề mặt bóng và màu sắc đều, màu đỏ hoặc đỏ nhạt với mỡ trắng, nếu kéo dài thời gian bảo quản thì màu thịt sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ. Màu càng đậm thì thường là thời gian bảo quản đã lâu. Đặc biệt khi bề mặt của thịt chuyển sang màu xám hoặc xanh xám, thậm chí xuất hiện các đốm trắng hoặc đen thì thịt đó không thể ăn được, nhất định phải vứt đi.
+ Bề mặt dính
Thịt tươi bên ngoài hơi khô hoặc ẩm, bề mặt cắt ra hơi ẩm, khi sờ vào có độ nhờn nhưng không dính tay, bề mặt thịt dính là dấu hiệu của sự bắt đầu hư hỏng.
+ Giảm độ đàn hồi
Kết cấu của thịt tươi rất chặt chẽ, đàn hồi và phục hồi ngay sau khi dùng ngón tay ấn vào phần hõm. Bảo quản càng lâu thì độ đàn hồi càng kém, chỗ lõm sau khi bấm ngón tay không những không thể phục hồi hoàn toàn mà thậm chí còn để lại dấu vết.
+ Có mùi lạ
Thịt tươi có mùi thịt bình thường, trong khi thịt hư hỏng có mùi ôi khét đặc trưng.
Ăn thịt bò thế nào để tốt cho sức khỏe, những điểm cần lưu ý:
- Ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều
Thành phần axit amin của protein thịt bò gần với nhu cầu của cơ thể con người hơn so với thịt lợn, thịt bò có tác dụng nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Tuy nhiên, thớ của thịt bò thô, khó tiêu, lại có nhiều cholesterol và chất béo vì vậy không nên ăn nhiều.
Các chuyên gia đề xuất với mỗi người nên tiêu thụ chỉ từ 40 đến 75 gam thịt gia súc và gia cầm mỗi ngày.
- Sử dụng ít dầu và muối khi nấu thịt bò
Chúng ta thường sử dụng bò để chiên bít tết, bò kho, bò khô, bò hầm… Những cách làm này thường nhiều dầu mỡ và mặn, vô tình làm chúng ta dung nạp quá nhiều dầu và muối vào cơ thể, điều này không có lợi cho sức khỏe, vì vậy trong quá trình chế biến cố gắng giảm lượng muối, dầu.
Nguồn: Yangsheng.eastday, Pinterest