Đi chợ không nên mua 2 loại cá này dù rẻ đến đâu, dễ chứa lượng kim loại nặng và gây hại cho nội tạng

Không phải loại cá nào cũng tốt, các chuyên gia cảnh báo không nên mua hai loại cá dưới đây dù rẻ đến đâu, chúng dễ bị nhiễm kim loại nặng vượt tiêu chuẩn, có hại cho gan và tim.

Ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, nhận thấy rằng việc ăn thịt đỏ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro gây bệnh nên cá là nguồn thịt trắng được rất nhiều người quan tâm. Cá chứa nhiều protein chất lượng cao, hàm lượng chất béo và hàm lượng cholesterol trong cá cũng tương đối thấp, đó là lý do tại sao Nhật Bản - quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới cũng thường xuyên ăn cá.

Đi chợ không nên mua 2 loại cá này dù rẻ đến đâu, dễ chứa lượng kim loại nặng và gây hại cho nội tạng - Ảnh 1.

Theo Cơ quan nghiên cứu sức khỏe hàng đầu của Úc, Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC), cá rất giàu axit béo thiết yếu omega-3 giúp khuyến khích tim, mắt, não, khớp và chức năng da khỏe mạnh. Ăn cá thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh và rối loạn khác nhau bao gồm hen suyễn, sa sút trí tuệ, tiểu đường và các tình trạng viêm nhiễm. Nó cũng chứa nhiều iốt, B12, kẽm và vitamin A và D.

Ăn cá có chứa kim loại nặng, cơ thể sẽ đối mặt với nguy hiểm gì?

Kim loại nặng là một thành phần tự nhiên của vỏ trái đất. Quá trình phong hóa, xói mòn khiến kim loại rửa trôi từ đất vào nước.

Mức độ kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân, tích tụ trong cá khi chúng ăn. Nó cũng được hấp thụ qua mang của chúng khi chúng bơi. Thủy ngân trong nước được vi sinh vật chuyển hóa thành metylmercury là dạng nguy hiểm nhất.

Thủy ngân là một chất độc thần kinh, có thể gây chậm phát triển ở trẻ em, đau cơ và khớp, tăng nguy cơ đau tim. Phụ nữ mang thai ăn cá nhiễm kim loại nặng có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Đi chợ không nên mua 2 loại cá này dù rẻ đến đâu

1. Các loại cá lớn

Nói chung, cá càng lớn và già thì mức độ ô nhiễm kim loại nặng càng cao. Các yếu tố khác góp phần khiến cá chứa kim loại nặng bao gồm loài cá, vị trí sinh sống của cá, chế độ ăn uống và môi trường sống của nó. Loài cá nào đứng đầu chuỗi thức ăn đại dương thì có xu hướng chứa nhiều thủy ngân hơn. Điển hình là cá kiếm, cá thu vua và cá ngói, cá mập, cá chẽm...

Đi chợ không nên mua 2 loại cá này dù rẻ đến đâu, dễ chứa lượng kim loại nặng và gây hại cho nội tạng - Ảnh 2.

Các loài cá ăn thịt này có kích thước lớn, có xu hướng hấp thụ tất cả các kim loại nặng từ loài cá nhỏ mà chúng ăn. Khi con người ăn phải các loại cá này, các kim loại nặng trong cơ thể cá cũng sẽ được chuyển vào cơ thể, sẽ mang lại gánh nặng đến gan, thậm chí gây ngộ độc.

2. Cá có mùi đặc biệt

Ra chợ mua cá nếu thấy cá có mùi dầu hỏa thì không nên mua vì chúng có thể sinh sống ở môi trường nước ô nhiễm, không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà hàm lượng kim loại nặng trong cá chắc chắn sẽ vượt quá tiêu chuẩn, đồng thời gây hại cho gan.

Đi chợ không nên mua 2 loại cá này dù rẻ đến đâu, dễ chứa lượng kim loại nặng và gây hại cho nội tạng - Ảnh 3.

Thay vì mua 2 loại cá trên, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn động vật có vỏ, bao gồm tôm, tôm hùm và hàu, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, cá hồng, cá cơm, cá rô... Ngoài ra khi đi chợ mua cá nên chọn những con cá còn tươi, khỏe, mùi tanh nồng đặc trưng.

Để bảo vệ sức khỏe lá gan, ngoài việc ăn ít thức ăn có chứa nhiều kim loại nặng thì cần làm tốt 2 điều

1. Hãy lạc quan hơn

Trung y cho rằng tức giận thì hại gan, lo lắng thì hại lá lách, chỉ khi ta sống vui vẻ lạc quan thì cảm xúc mới giải tỏa được, lá gan mới khỏe mạnh được.

2. Tập thể dục

Tập thể dục thể thao hàng ngày có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp cơ thể duy trì sức khỏe. Đối với gan, vận động hợp lý có thể thúc đẩy quá trình giải độc của gan, tuy nhiên bạn không nên vận động mạnh mà chỉ nên tập theo đúng khả năng của mình, hơn nữa khi tập bạn phải khởi động đầy đủ.

https://afamily.vn/di-cho-khong-nen-mua-2-loai-ca-nay-du-re-den-dau-de-chua-luong-kim-loai-nang-va-gay-hai-cho-noi-tang-20220215202336225.chn