F0, F1 cách ly tại nhà có triệu chứng như thế nào mới cần đến bệnh viện?

Theo bác sĩ, khi thấy khó thở, nhịp thở tăng hay giảm..., bệnh nhân cần liên hệ ngay với nhân viên y tế.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 04:00 21/07/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong
TỔNG

Hiện nay, ngành y tế đang triển khai thí điểm cách ly tại nhà đối với các trường hợp F1 và F0 không triệu chứng, ở một số địa phương và trên một số nhóm đối tượng.

Theo Bộ Y tế, ngoài lợi ích giảm tải cho cơ sở điều trị, việc này còn giúp giảm nhân lực y tế hậu cần và đỡ chi phí về kinh tế.

Ngoài quy định các tiêu chí theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến việc theo dõi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

F0, F1 cách ly tại nhà có triệu chứng như thế nào mới cần đến bệnh viện? - 1

Khu vực cách ly. 

Theo TS. Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, yếu tố quan trọng nhất trong việc theo dõi bệnh nhân COVID-19 là phát hiện được các triệu chứng lâm sàng sớm nhất thay vì chú trọng vào các mốc thời gian.

BS Hùng cho biết, thực tế điều trị cho thấy sau khoảng ngày thứ 7 từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ mới có thể xác định được nguy cơ diễn biến nặng, nguy kịch của mỗi trường hợp. Tuy nhiên, việc xác định mốc thời gian này là rất khó và mang tính chất tương đối.

Trước thời điểm COVID-19 khởi phát và gây ra triệu chứng lâm sàng khoảng 5 ngày, người bệnh có thể đã nhiễm SARS-CoV-2. Lúc này, người nhiễm trong thời gian ủ bệnh và hoàn toàn có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus dù không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Ngoài ra, 80% bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam hiện nay không có triệu chứng lâm sàng nên sẽ rất khó xác định được mốc thời gian khi mắc bệnh để đánh giá nguy cơ diễn biến nặng.

Vì vậy, theo BS Hùng, yếu tố quan trọng nhất là cung cấp cho bệnh nhân những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng để họ tự theo dõi sát sao và chính xác, qua đó báo cho nhân viên y tế sớm nhất.

Người dân có thể phát hiện triệu chứng lâm sàng bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu. Đây là những yếu tố bệnh nhân hoàn toàn có thể tự theo dõi thông qua quan sát hay một số trang thiết bị đơn giản.

Ngoài ra, những biểu hiện dễ thấy như khó thở, nhịp thở tăng hay giảm, bệnh nhân có thể tự phát hiện trong quá trình theo dõi….

Khi xuất hiện những triệu chứng đó, bệnh nhân cần nhanh chóng báo với nhân viên y tế để được đánh giá chính xác hơn, có chỉ dẫn, thậm chí nhập viện ngay nếu cần thiết.

Ngoài ra, trong phòng nên dự trữ một cơ số thuốc hạ sốt, nhiệt kế để sử dụng khi bác sĩ hướng dẫn.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản