Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập lụt như: Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Hơn nữa, nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng...
Trước đó, căn bệnh này vốn xuất hiện thưa thớt với 83 ca được ghi nhận tại Bệnh viện T.Ư Huế trong 5 năm từ 2014-2019.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, từ đầu năm đến nay đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Hiện vẫn còn 3 trường hợp mắc bệnh này đang điều trị tại đây, đến từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Những người có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Whitmore
Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị bệnh đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi... Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên bệnh Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả.
PGS. TS. Đỗ Duy Cường chỉ rõ dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi nhiễm vi khuẩn Whitmore
PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Whitmore không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước.
Do đó, PGS.TS Đỗ Duy Cường đã đưa ra những khuyến cáo phòng bệnh Whitmore cho người dân.