Thực tế, bản thân vùng kín cũng thường có màu sắc đậm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể. Bởi vì mạch máu và các dây thần kinh bên trong vùng kín dày đặc và lưu thông nhanh hơn. Ngoài ra, khu vực này cũng thường ẩm ướt, làn da dễ bị cọ xát, ít khi được thông thoáng và tiếp xúc với ánh sáng hơn.
Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khác tác động dẫn tới màu sắc vùng kín ở mỗi người phụ nữ không ai giống ai. Tuy nhiên, nếu như vùng kín bị thâm đen thường là do 7 nguyên nhân sau đây:
1. Di truyền
Màu sắc làn da của chúng ta đều được quyết định bởi một nguyên nhân đó chính là: gen di truyền, kể cả đối với màu da vùng kín. Nhiều người thường gọi yếu tố này là do cơ địa.
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng màu sẫm của vùng kín phụ nữ là do mức độ khác nhau của sắc tố melanin trong tế bào da của họ. Mức độ melanin càng cao thì màu của vùng kín càng sẫm màu.
Những người có hàm lượng hắc sắc tố melanin được sản xuất ra quá mức sẽ không chỉ bị thâm đen vùng kín mà làn da cũng thường tối màu hơn. Đặc biệt là các khu vực như nách, bẹn, nhũ hoa…
2. Tổn thương vùng kín
Xét đến những tổn thương vùng kín gây ra tình trạng da vùng kín thâm đen thì không thể bỏ qua việc sinh nở. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục quá thường xuyên hoặc quá mạnh bạo gây cọ xát quá mức, tổn thương cũng có thể làm vùng kín sẫm màu hơn. Nhưng cần khẳng định rằng không phải cứ quan hệ tình dục nhiều là vùng kín thâm đen hoặc ngược lại. Nó tùy thuộc vào cơ địa và màu da vốn có của mỗi người.
Ảnh minh họa
Việc thường xuyên cạo lông, wax lông vùng kín cũng có thể gây ra tổn thương, thâm đen bộ phận nhạy cảm này. Vùng kín cũng có thể bị tổn thương do dùng lực quá mạnh khi tắm rửa hàng ngày. Hay khi bạn tham gia các hoạt động thể dục thể thao làm tăng độ cọ xát, nguy cơ tổn thương vùng kín như đạp xe, cưỡi ngựa…
3. Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản, tốc độ lão hóa và cả màu sắc vùng kín ở phụ nữ. Khi nội tiết tố tăng cao, nhất là trong giai đoạn dậy thì và mang thai sẽ làm tăng sắc tố ở vùng da xung quanh âm đạo và làm da vùng kín thâm đen.
Lý giải cho điều này, da của chúng ta có chứa các tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocytes), có vai trò sản xuất sắc tố melanin. Đối với da vùng kín, những tế bào tạo hắc tố này sẽ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của hormone hơn các khu vực khác.
Tương tự như khi tăng estrogen, việc suy giảm hormone này cũng gây ra tình trạng vùng kín tối màu hơn. Thường gặp nhất là khi phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Nó sẽ thường đi kèm với rối loạn kinh nguyệt hoặc khô âm đạo, tiết dịch bất thường, bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục…
4. Mặc đồ quá chật hoặc tăng cân
Mặc đồ lót quá chật, thường xuyên mặc quần lọt khe, quần bó sát, quần có đũng quá ngắn cũng làm vùng kín bị thâm đen. Bởi vì những hành vi này khiến vùng kín bị chèn ép, cọ xát nhiều, dẫn tới bị tổn thương da và thay đổi màu sắc. Chưa kể, nó còn khiến vùng kín bị bí bách, tăng tiết dịch và mồ hôi, dẫn tới luôn ẩm ướt hoặc viêm nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân khiến vùng da nhạy cảm này ngày càng thâm đen.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, việc tăng cân hay béo phì cũng có thể gây ra thâm đen vùng kín. Do điều này tạo sự chèn ép tới các mao mạch máu dưới da cũng như tăng cọ xát vùng kín mỗi khi di chuyển.
5. Mắc một số bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ khoa cũng có thể ảnh hưởng tới màu sắc của vùng kín. Trong đó, viêm nhiễm âm đạo và hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất làm vùng kín phụ nữ bị thâm đen.
Ảnh minh họa
Viêm nhiễm làm tăng tiết dịch và vi khuẩn tấn công vùng kín. Nó cũng làm cho vùng kín nhạy cảm hơn, dễ tổn thương hơn. Ngoài ra, chúng ta thường có xu hướng gãi hoặc mạnh tay hơn khi vệ sinh vùng kín hàng ngày làm vùng kín sẫm màu hơn.
Còn hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh lý khá phổ biến với phụ nữ độ tuổi sinh nở. Hội chứng này dẫn đến thừa androgen gây thâm vùng kín và một vài vùng da khác trên cơ thể như nách, bẹn, quanh miệng…
6. Mang thai hoặc lão hóa
Khi mang thai, phụ nữ cũng khó tránh khỏi tình trạng vùng kín bị sẫm màu hơn, thậm chí là thâm đen gây mất tự tin. Bởi vì quá trình mang thai sẽ làm tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể, khiến các mạch máu căng ra và dẫn tới vùng kín bị thâm đen. Ngoài ra, việc mang thai còn làm thay đổi pH trong môi trường âm đạo, đồng thời tăng tiết dịch khiến vùng kín có sự khác biệt về màu sắc.
Theo các chuyên gia sức khỏe, yếu tố lão hóa cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng thâm đen vùng kín. Cụ thể, khi cơ thể dần lão hóa thì làn da và âm đạo cũng vậy. Tuổi tác khiến âm đạo không chỉ mất đi độ đàn hồi mà còn dễ tổn thương hơn. Đương nhiên, sự thay đổi hormone theo tuổi tác cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự thay đổi này.
7. Vệ sinh sai cách
Vệ sinh sai cách cũng có thể gây ra tình trạng vùng kín thâm đen cùng nhiều bệnh phụ khoa khác. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn chưa từng quan hệ tình dục hay sinh nở.
Bao gồm lười vệ sinh vùng kín, không thay quần lót hàng ngày, không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng không nên rửa vùng kín quá nhiều lần một ngày kẻo gây phản tác dụng, vùng kín khô, thâm đen và mắc bệnh.
Hay có một số chị em thường dùng nước quá nóng để rửa vùng kín hay thụt rửa sâu âm đạo với lầm tưởng rằng khiến nó sạch hơn. Hoặc là lạm dụng hóa chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nhất là các sản phẩm có nồng độ làm sạch và kháng khuẩn quá cao. Ngay cả việc lau quá mạnh, quá nhiều lần sau khi đi vệ sinh hoặc dùng nhiều lực, vệ sinh quá kỹ khi tắm rửa cũng khiến vùng kín tổn thương, mất độ ẩm và cân bằng pH dẫn tới thâm đen.
Nguồn và ảnh: Kknews, Women’s Health, Sohu