Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp, khiến người ta khi nói đến chúng thường nghĩ ngay đến hệ quả bị rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng, suy nhược cơ thể hay thậm chí là vô sinh... Nhưng có 3 sự thật là:
1. Thuốc tránh thai không gây hại nhiều như bạn nghĩ
Các loại thuốc tránh thai dành cho nữ phổ biến trên thị trường chủ yếu bao gồm thuốc tránh thai tác dụng kéo dài, tác dụng ngắn và thuốc tránh thai khẩn cấp.
Với thuốc tránh thai tác dụng ngắn và kéo dài:
Nguyên lý hoạt động của thuốc tránh thai kéo dài và tác dụng ngắn đơn giản là kích thích buồng trứng thông qua estrogen, progesterone… để ngăn cản sự phóng noãn của buồng trứng, đồng thời làm đặc chất nhầy cổ tử cung, làm mỏng nội mạc tử cung, khiến tinh trùng khó bơi qua cổ tử cung và không để trứng đã thụ tinh làm tổ, dẫn đến khó thụ thai.
Riêng với thuốc tránh thai tác dụng ngắn (loại thường được sử dụng nhất), nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó không ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai, có thể có thai ngay trong tháng thứ 2 kể từ khi ngừng dùng thuốc và không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Còn nếu vẫn thấy lo lắng, bạn có thể dừng thuốc 3 tháng trước khi muốn có thai.
Với thuốc tránh thai khẩn cấp:
Thành phần chính của thuốc tránh thai khẩn cấp là progesterone liều cao, hàm lượng nội tiết tố cao hơn 2 loại còn lại, nhưng việc sử dụng progesterone liều cao không thường xuyên có ít tác động đến cơ thể hơn bạn nghĩ. Các tác dụng phụ thường gặp chỉ bao gồm buồn nôn, nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt tạm thời… và không gây hại đến buồng trứng.
2. Muốn có tác dụng phải uống đúng cách
Với thuốc tránh thai khẩn cấp:
Nhiều người truyền tai nhau rằng không được uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 3 lần/năm, thật ra là sai lầm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần sẽ gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho sức khỏe. Và xét cho cùng, so với tác hại của việc nạo hút thai thì uống thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn hơn nhiều.
Tuy nhiên, lưu ý rằng thuốc tránh thai khẩn cấp cần phải uống trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục, uống càng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao. Đặc biệt, "việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp cùng với vitamin C là vô nghĩa" là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Với thuốc tránh thai kéo dài:
Thuốc tránh thai tác dụng kéo dài có thể được uống mỗi tháng một lần. Thông thường, uống 1 viên mỗi ngày vào ngày thứ 5 và 25 khi bị đau bụng kinh để đạt được hiệu quả tránh thai tốt nhất.
Với thuốc tránh thai tác dụng ngắn:
Còn với thuốc tránh thai tác dụng ngắn phải được thực hiện trước khi quan hệ tình dục 7 ngày. Tuy tác dụng phụ của nó là nhỏ nhưng không có nghĩa là nó phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thường xuyên.
3. Năm tác dụng ít người biết của thuốc tránh thai tác dụng ngắn
Ngoài tác dụng tránh thai hiệu quả, thuốc tránh thai tác dụng ngắn còn có một số chức năng bổ sung, nhưng đừng tự mình thực hiện nó mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ!
- Điều hòa kinh nguyệt: Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt và được bác sĩ kê thuốc tránh thai thì đừng ngạc nhiên, estrogen và progesterone trong đó giúp điều chỉnh nội tiết và thiết lập chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nếu bạn uống thuốc đúng giờ.
- Giảm đau bụng kinh: Chủ yếu là đau do u tuyến và lạc nội mạc tử cung. Nhờ sự giải phóng estrogen và progesterone giúp ức chế hiệu quả sự tăng sản nội mạc tử cung và giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang: Thuốc tránh thai tác dụng ngắn cũng có thể được sử dụng cho chứng thiểu kinh hoặc mãn kinh do hội chứng buồng trứng đa nang. Thường dùng thuốc khoảng 3 tháng sẽ có cải thiện rõ rệt.
- Giảm mụn trứng cá: Mụn trứng cá thường liên quan đến mức độ nội tiết tố androgen cao hơn trong cơ thể. Thuốc tránh thai ức chế sự bài tiết của nội tiết tố androgen, từ đó đạt được hiệu quả điều trị mụn trứng cá.
- Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Các triệu chứng sưng bụng dưới, đau đầu, căng tức ngực… trước kỳ kinh sẽ được cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng thuốc tránh thai tác dụng ngắn nhờ điều chỉnh nội tiết tố.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Woman.tvbs