Hoài Linh tiết lộ đang điều trị ung thư tuyến giáp
Trao đổi với Tiền Phong vào ngày 25/5, đại diện của NSƯT Hoài Linh tiết lộ rằng vào khoảng cuối tháng 9/2020, nam danh hài phát hiện một số bất thường ở tuyến giáp. Sau đó, anh đã được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để thăm khám.
Theo kết quả siêu âm tuyến giáp của bệnh viện, Hoài Linh được chẩn đoán hạch cổ phải theo dõi thứ phát và phù nề phần mềm tại vị trí tuyến giáp.
Vào ngày 24/9, các bác sĩ làm xét nghiệm mô bệnh học của Hoài Linh, kết quả cho thấy, hạch cổ nhóm II của Hoài Linh bị di căn 3/5 hạch cổ, trong khi hạch cổ nhóm VI di căn 2 hạch. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM yêu cầu theo dõi ung thư giáp thuỳ phải di căn hạch cổ phải và chỉ định mổ cắt toàn bộ tuyến giáp.
Nam danh hài đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020.
Theo thông tin mà phía đại diện của Hoài Linh chia sẻ, nam danh hài đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020. Sau phẫu thuật sức khoẻ của nam danh hài ổn định.
Nghệ sĩ Hoài Linh cho biết, đến ngày 19/10 anh thực hiện xạ trị lần 1 và phải nằm điều trị, nghỉ ngơi 2 tuần. Đến ngày 13/4/2021 trước khi định thực hiện một chuyến từ thiện, Hoài Linh vào thuốc lần 2 và cũng phải điều trị 2 tuần.
Thông tin nam danh hài nổi tiếng đang phải điều trị ung thư tuyến giáp nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Đặc biệt đây là giai đoạn có nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến khoản tiền hơn 13 tỷ đồng mà các mạnh thường quân đóng góp để Hoài Linh làm từ thiện cho người dân miền Trung trong cơn bão lũ vừa qua. Với những người yêu thương nam danh hài, thông tin Hoài Linh mắc bệnh ung thư thực sự khiến họ lo lắng.
Với những người yêu thương nam danh hài, thông tin Hoài Linh mắc bệnh ung thư thực sự khiến họ lo lắng.
Bệnh ung thư tuyến giáp là gì, có nguy hiểm không?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía trước cổ, vai trò của nó là tiết ra hormone, hormone được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua mạch máu, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều... Nếu bộ phận này phải hoạt động quá mức, nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể, gây nên một biến chứng như cholesterol tăng cao, bệnh tim, mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, táo bón...
Ngược lại, nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thì sẽ dẫn tới tình trạng suy tuyến giáp, gây ra các triệu chứng bao gồm: tăng cân, không chịu được nóng, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi...
Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, thậm chí gây ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp có nhiều loại, phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Nhưng nhìn chung, ung thư tuyến giáp, đặc biệt là thể biệt hoá là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu khi bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến giáp có các triệu chứng đầu tiên là khối u thứ cấp trong xương hoặc phổi sau khi ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến giáp.
Ở giai đoạn sớm, ung thư có thể không gây ra triệu chứng. Khi có triệu chứng, các triệu chứng thường gặp là:
- Đau ở cổ, có thể lan lên tai.
- Khối u ở cổ, có thể phát triển nhanh hay chậm.
- Khó nuốt.
- Khàn giọng hay tắt tiếng.
- Khó thở.
- Ho kéo dài.
Vì không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp có tính di truyền, bạn nên đi làm xét nghiệm máu. Những người nào được phát hiện có nguy cao bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù chưa có triệu chứng gì cả.