Giấc ngủ của mỗi người không giống nhau, một số người khi lên giường rồi vẫn không thể chợp mắt và phải đếm cừu. Nếu may mắn, họ có thể chìm vào trong giấc ngủ một cách dễ dàng, nhưng tự nhiên thức giấc vào lúc 2,3 giờ sáng. Tại sao họ lại luôn thức dậy vào một giờ cố định? Điều này có thể có liên quan tới một số bộ phận trong cơ thể đang bị tổn thương.
Về nguyên tắc, bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong vòng 30 phút, giật mình tỉnh giấc 1,2 lần trong đêm nhưng có thể dễ dàng ngủ lại sau đó. Điều này chứng tỏ bạn đang có chất lượng giấc ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu không ngủ lại sau đó, việc mất ngủ sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Khi cơ thể con người ở trạng thái ngủ, lượng máu trong gan sẽ tăng lên, không chỉ tăng khả năng giải độc gan mà còn tăng cường chức năng tái tạo của tế bào. Trong trường hợp, nếu gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ, các tế bào bị tổn thương khó được phục hồi hoàn toàn.
Ảnh: Wexnermedical
Ngoài ra, khi tim được nghỉ ngơi lúc ngủ, nhịp tim của con người thấp hơn khoảng 10-30 nhịp/ phút so với khi thức. Người lớn ngủ ít hơn 6 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ có nguy cơ đau tim cao hơn. Những người bị thiếu ngủ mãn tính, não bộ không thể nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng cao.
Bên cạnh đó, thận sẽ bị tổn thương, tốc độ lọc của thận vào ban đêm chậm hơn ban ngày, lượng nước tiểu tương ứng cũng sẽ giảm đi. Nếu bị mất ngủ kéo dài, thận sẽ suy giảm nhanh chóng.
Vậy tại sao mọi người lại bị mất ngủ? Sau khi hiểu rõ, bạn sẽ thấy rằng, khi thức dậy vào một khoảng thời gian cố định, có thể có vấn đề ở 2 bộ phận trên cơ thể.
Thức dậy lúc 1-3 giờ sáng, dấu hiệu gan bị tổn thương
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, thời điểm để thải độc gan là từ 1-3 giờ sáng, gan dự trữ máu sau một ngày mệt mỏi, lúc này nó cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu nóng trong gan, khí huyết ngưng trệ, khiến cơ thể bức bối, thường xuyên tỉnh giấc. Các biểu hiện thường thấy bao gồm tóc bết dầu, khô mắt, vàng da, đắng miệng, có đường dọc trên móng tay, dễ cáu kỉnh, chướng bụng, nổi rôm sảy, mụn, táo bón.
Thức dậy lúc 3-5 giờ sáng, dấu hiệu phổi bị tổn thương
3-5 giờ sáng là thời điểm chức năng phổi hoạt động mạnh mẽ nhất, nó cần được nghỉ ngơi vào lúc này. Nếu thức giấc vào thời gian này thường xuyên, những tổn thương ở phổi khó hồi phục. Các biểu hiện thường thấy khi phổi bị tổn thương là tóc đổi màu, lông màu khô và thưa, viêm nghẹt mũi, lỗ chân lông to, ngón tay sưng phù, lòng bàn tay dày, ho, viêm họng, đi tiểu ít, táo bón, ho nhiều về đêm...