Theo thông tin từ truyền thông Đài Loan, Li Ruiwen, một bác sĩ tai mũi họng gần đây đã chia sẻ trường hợp của 1 bệnh nhân nữ, 56 tuổi ở thành phố Cao Hùng (Đài Loan) bị ho, nghẹt mũi, đau tai vài ngày trước, thậm chí bị rò rỉ dịch tiết trong tai. Sau khi mua thuốc và siro tự điều trị, các biểu hiện này không những không được cải thiện mà còn trở nên xấu đi, triệu chứng nghẹt mũi ngày càng nghiêm trọng, tai ù và giảm thính lực rõ rệt sau 1 tháng.
Bác sĩ tai - mũi - họng Li Ruiwen.
Sau khi đến bệnh viện, cô được bác sĩ Li Ruiwen tiến hành một cuộc nội soi, kết quả nội soi khiến mọi người đều sốc bởi ống tai của bệnh nhân bị bao phủ bởi nấm mốc trắng như những bông tuyết và thậm chí còn bị mủ chảy ra. Sau khi bác sĩ Ruiwen tìm hiểu, nguyên nhân ban đầu liên quan đến cách phụ nữ thường làm sạch ráy tai.
Hình ảnh nấm mốc bên trong tai bệnh nhân 56 tuổi ở Cao Hùng, Đài Loan.
Người này thường làm sạch ráy tai bằng tăm bông. Bác sĩ Ruiwen đã kiểm tra và thấy rằng ống tai ngoài của cô được bao phủ bởi một đốm trắng dày đặc. Sau khi loại bỏ các sợi nấm mốc, vẫn còn mủ dày trong ống tai và màng nhĩ trái do nhiễm trùng, một lỗ nhỏ xuất hiện trên màng nhĩ.
Hình ảnh nội soi, gắp nấm mốc bên trong tai bệnh nhân.
Nấm mốc khiến tai bệnh nhân ngứa và tắc nên bắt đầu phát ra các triệu chứng đau tai, trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây suy giảm thính lực và nhiễm trùng nội sọ. Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh và sử dụng thuốc, bệnh nhân đã hồi phục sau 2 tháng.
Một trường hợp khác cũng được bác sĩ Ruiwen chia sẻ là một nữ sinh trung học 14 tuổi phàn nàn về tình trạng ngứa tai khi đến bệnh viện. Sau khi tìm hiểu, cô gái nói rằng trường học dạy bơi, vì vậy tai cô thường bị ướt và sử dụng bông sau giờ học. Cô cũng thường dùng bịt tai khi bơi và tai nghe để nghe nhạc.
Bệnh nhân nữ 14 tuổi cũng gặp tình trạng tương tự.
Gần đây, vì tai ngày càng ngứa hơn nên cô gái thường làm sạch tai bằng tăm bông. Sau khi nội soi, bác sĩ Ruiwen cũng phát hiện tai bệnh nhân này bị bao phủ bởi sợi nấm màu trắng tương tự như trường hợp nêu trên.
Tăm bông có thể đưa bào tử nấm mốc trong không khí vào tai
Bác sĩ Ruiwen chỉ ra rằng sau khi bị nhiễm trùng tai, hầu hết mọi người đều cảm thấy ngứa, ẩm và đầy hơi trong tai. Nhiều bệnh nhân thường mua thuốc nhỏ tai để điều trị, tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể làm suy giảm phần bị ảnh hưởng. Nếu trì hoãn điều trị, bạn có thể bị khiếm thính. Ù tai, nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây ra chứng đau dây thần kinh mặt hoặc thậm chí nhiễm trùng nội sọ.
Tăm bông có thể đưa bào tử nấm mốc trong không khí vào tai.
Ông cũng nhấn mạnh rằng nhiều bệnh nhân có thói quen làm sạch tai bằng tăm bông, nhưng tăm bông có thể là con đường đưa bào tử nấm mốc trong không khí vào tai.
Ngoáy ráy tai nhiều có thể gây mất thính lực
Bác sĩ Huang Tingjia, Phó Khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Tuen Mun cho biết ráy tai có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ ống tai. Nó có thể từ từ thoát ra khỏi ống tai ngoài bằng cách chuyển hóa da, tức lớp biểu bì ống tai ngoài có chức năng tự làm sạch mà không cần cách làm sạch đặc biệt.
Do đó, nếu bạn sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai quá mức có thể gây ra tình trạng tệ hơn. Bác sĩ Tingjia giải thích việc ngoáy tai sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong tai, chặn ống tai gây mất thính lực ở mức độ vừa phải. Một số người có nhiều ráy tai và khả năng tiết dịch kém, hoặc ráy tai có thể tích tụ vào nút tai nếu ngoáy tai quá mức có thể gây ra nút tai dai dẳng, đau tai và thậm chí mất thính giác.
Cô cũng gợi ý nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng chất làm mềm ráy tai hoặc chất tẩy rửa tai để rửa sạch ráy tai, nhưng nó phải được sử dụng đúng theo hướng dẫn.
Ngoài ra, trên thị trường cũng có một loại sản phẩm được gọi là nến tai được sử dụng để làm sạch ráy tai, không có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả, thậm chí không khí nóng có thể làm co giãn ống tai làm thủng màng nhĩ, vì vậy, bác sĩ Tingjia không khuyến khích dùng phương pháp này.
Cách chính xác để đối phó với ráy tai
- Trong trường hợp bình thường, không cần phải làm sạch ráy tai. Nếu cần, bạn có thể sử dụng chất làm mềm ráy tai hoặc chất tẩy rửa tai, nhưng bạn phải sử dụng nó theo hướng dẫn.
- Không nên làm sạch ống tai bằng tăm bông hoặc que ngoáy tai để không đẩy ráy tai vào sâu bên trong.
- Sau khi bơi hoặc gội đầu, nếu có nước trong tai, nên xoa bóp vành tai, nghiêng đầu để nước chui ra ngoài tai và thấm nước bằng khăn khô.
- Nếu ống tai bị ngứa, bạn có thể xoa bóp vành tai để hết ngứa. Nếu ống tai bị ngứa trong một thời gian dài, bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng viêm.
Tham khảo thêm tại Youtube Ettoday LIVE, Topick, Ettoday, The Health