Làm thế nào để bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19?

Người già được cho là đối tượng dễ lây nhiễm và có tỷ lệ tử vong cao trong dịch Covid-19.


  

Theo trang Dailymail, tình hình dịch viêm phổi Covid-19 ngày càng lan rộng và lan nhanh trên hầu hết các châu lục. Số lượng các ca lây nhiễm ở Ý, Anh, Mỹ... không ngừng tăng cao, do vậy mọi người không thể chủ quan trước nguy cơ bản thân và người thân trong gia đình mình nhiễm bệnh.

Trong số những người nhiễm bệnh, thông kê cho thấy người già là đối tượng dễ lây nhiễm nhiều nhất. Vậy thì, chúng ta cần phải làm thế nào để bảo vệ được họ? Phóng viên Y tế của trang Dailymail, Ben Spencer sẽ giải thích những rủi ro mà người cao tuổi phải đối mặt trong dịch Covid-19 này.

Làm thế nào để bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19? - 1

Một người đàn ông đeo khẩu trang trên tàu điện ở London, Anh.

1. Người cao tuổi có nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19 cao hơn?

Đúng. Tỷ lệ tử vong dân số nói chung được cho là từ 1-2%, nhưng con số này tăng lên 8% ở những người trong độ tuổi từ 70 trở lên, và 15% đối với những người trên 80 tuổi.

2. Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ người già?

Hãy đảm bảo rằng họ không có điều kiện tiếp xúc với virus. Điều này có nghĩa là bất cứ ai đến thăm họ đều nên cẩn thận trong khâu vệ sinh như rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, giúp họ tránh xa nguy cơ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên rằng không nên để người già bị cô lập, điều này chỉ khiến cho sự cô đơn tăng lên đáng kể, dẫn đến rủi ro tử vong cao.

3. Người già có nên tránh đám đông?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bất kỳ ai trên 60 tuổi, hoặc những người có điều kiện sức khỏe hiện tại kém nên "cố gắng tránh khu vực đông người". Tuy nhiên, Bộ Y tế Công cộng Anh lại nói rằng lời khuyên này quá thận trọng cho đến khi có "bằng chứng lây truyền và lan rộng trong cộng đồng"

4. Người thân có nên tránh xa?

Không, trừ phi có yêu cầu tự cách ly. Nhưng mọi người cũng nên đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh, nên nhắc nhở họ rửa tay ít nhất 4 lần 1 ngày.

5. Bạn nên làm gì nếu người thân lớn tuổi trong gia đình được yêu cầu tự cách ly?

Trang Age UK khuyên mọi người nên cố gắng giữ liên lạc qua điện thoại hoặc thông qua các ứng dụng trực tuyến như gọi video... Quan trọng khi họ cần mua sắm thứ gì đó thì chúng ta nên cố gắng giúp đỡ trong mức có khả năng. Điều cần lưu ý nhất là nên khuyến khích họ ở lại và chỉ di chuyển trong khu vực quanh nhà.

6. Người già nên được đối xử như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân được đưa đến bệnh viện và điều trị cách ly cho đến khi phát hiện được virus hay không.

7. Nhập viện người già có nguy cơ lây nhiễm cao hơn?

Không. Bệnh viện an toàn vì kiểm soát việc lây nhiễm rất kỹ lưỡng kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiTrung Quốc Hàn Quốc