Bạn phải biết rằng hoạt động bên trong của hệ tiêu hóa trong cơ thể con người thực sự có những quy luật nhất định, và chính theo quy luật của hệ tiêu hóa mà chúng ta đã hình thành thói quen ăn ba bữa một ngày. Nếu trước đây bạn vẫn ăn uống bình thường, không thường xuyên đói và gần đây không cố tình ăn kiêng nhưng lại thường xuyên cảm thấy đói thì đây không phải là dấu hiệu cho thấy bạn trở thành 1 người phàm ăn mà là biểu hiện của bệnh tật.
Dưới đây là 4 căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra tình trạng thường xuyên thèm ăn của bạn.
1. Bệnh tiểu đường
Nguyên nhân của căn bệnh này là do tế bào của người bệnh không đủ nhạy cảm với insulin, hoặc chức năng tiểu đảo bị tổn thương dẫn đến việc (đường) glucose không được sử dụng hết.
Chính vì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của mô bị giảm, lượng đường trong máu ở mức cao, và sự chênh lệch nồng độ glucose trong mạch máu động mạch và tĩnh mạch cực kỳ nhỏ, nên tế bào mô luôn trong tình trạng "đói". Điều này sẽ kích thích trung tâm (não tạo ra cảm giác thèm) ăn của bệnh nhân và khiến bệnh nhân thường xuyên bị đói, lượng thức ăn ăn vào cũng tăng lên đáng kể so với trước đây.
Ngoài ra, do cơ thể không sử dụng được hết glucose, một lượng lớn glucose sẽ bị mất qua nước tiểu, do đó cơ thể thực sự ở trạng thái nửa đói, thiếu năng lượng cũng sẽ dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn.
2. Cường giáp
Căn bệnh này thường được biết đến với tên gọi "cường giáp", dùng để chỉ một loạt các biểu hiện toàn diện được khởi phát do sự bài tiết quá mức của các hormone tuyến giáp trong cơ thể người bệnh. Bạn biết đấy, vai trò của hormone tuyến giáp là thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phản ứng oxy hóa khử của cơ thể.
Trong trường hợp tăng chuyển hóa, một lượng lớn năng lượng trong cơ thể bị đốt cháy nên người bệnh dễ có cảm giác đói và lượng thức ăn tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, mặc dù lượng thức ăn của bệnh nhân tăng lên, nhưng do phản ứng oxy hóa tăng và quá trình tiêu hóa calo của cơ thể tăng lên, trọng lượng cơ thể bệnh nhân sẽ giảm và số lượng phân tăng lên.
3. Bệnh gan
Sự hiểu biết của nhiều người về chức năng của gan vẫn nằm ở khía cạnh giải độc và trao đổi chất. Nhưng trên thực tế, chức năng chuyển hóa sinh học của gan khá phức tạp, đây cũng là một bộ phận của hệ tiêu hóa, không chỉ có nhiệm vụ tiết dịch mật, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có vai trò chuyển hóa chất béo, dự trữ năng lượng và glycogen.
Vì vậy, trong quá trình phát triển của bệnh gan, người bệnh có thể cảm thấy đói ở các mức độ khác nhau do quá trình đường phân ở gan diễn ra bất thường.
4. Lượng đường trong máu thấp
Bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng "ba thêm một bớt" ở bệnh tiểu đường, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ bệnh nhân tiểu đường mới cảm thấy đói. Như mọi người đều biết, nếu chỉ số đường huyết quá thấp, cũng sẽ có cảm giác đói.
Nguyên nhân là do dưới tác động của hạ đường huyết, hoạt động của dây thần kinh giao cảm sẽ tăng lên, đồng (thời kích thích) tiết ra adrenaline cũng tăng lên nên người bệnh sẽ có các triệu chứng như run rẩy, vã mồ hôi, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và đói.
Nói một cách dễ hiểu, nếu cảm giác đói là do cố tình ăn kiêng, thì đó là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, và nó đang nhắc nhở bạn rằng đã đến lúc phải ăn.
Tuy nhiên, nếu trong điều kiện chế độ ăn uống bình thường mà cơ thể vẫn thường xuyên bị đói, lượng thức ăn tăng lên đáng kể hoặc kèm theo các triệu chứng khó chịu khác thì đây có thể là biểu hiện của bệnh, cần đi khám càng sớm càng tốt.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy