Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin?

Bộ Y tế đã phân chia 3 nhóm người được tiêm, thận trọng khi tiêm và không được tiêm vắc xin. Dựa vào những đặc điểm dưới đây được chuyên gia đưa ra, bạn có thể tự sàng lọc xem mình thuộc nhóm nào.

Với bất kể một loại thuốc nào, chúng ta đều biết rằng nó sẽ có những đối tượng chống chỉ định và đối tượng cần kiểm soát, theo dõi sát sao lượng dùng. Đó là lý do tại sao mà bạn thường được khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Và với vắc xin phòng Covid-19 cũng vậy.

Tính đến ngày hôm nay, với vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế chia ra thành 3 nhóm đối tượng: được tiêm, cần phải cẩn thận khi tiêm và không được tiêm. Người được ưu tiên tiêm vắc xin thì phải tự sàng lọc mình trước, xem mình thuộc nhóm nào”, PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.

Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin? - Ảnh 1.

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo đó, những người được tiêm là người hoàn toàn khỏe mạnh (trước đây được quy định là người từ 18 - 65 tuổi). Người dưới 18 tuổi chưa có bằng chứng lâm sàng đảm bảo nên chưa thể được tiêm. Người trên 65 tuổi theo cập nhật mới của Bộ Y tế đã được tiêm trong trường hợp họ khỏe mạnh.

Nhóm đối tượng cần TRÌ HOÃN TIÊM vắc xin phòng Covid-19:

1. Người nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng

2. Tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua

3. Đang mắc bệnh cấp tính

4. Người có bệnh nền/mãn tính đang tiến triển

5. Phụ nữ có thai và cho con bú

6. Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch

7. Dùng thuốc corticoid liều cao

8. Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng

9. Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu

Bởi như chúng ta biết, người lớn tuổi thường mắc rất nhiều bệnh cho nên bệnh lý của họ cũng phải được điều trị ổn định, không ở trong giai đoạn cấp, không đang điều trị bất cứ một bệnh lý nào thì họ mới có thể được cân nhắc để xem đủ điều kiện tiêm vắc xin hay chưa. Kể cả người trẻ tuổi mà có bệnh ở giai đoạn cấp tính thì cũng phải trì hoãn tiêm, tương tự như ở người lớn tuổi.

Với một số nhóm người mất năng lực hành vi, không thể tự kiểm soát được mình, thực ra sau khi tiêm, chúng ta không theo dõi họ được, cho nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì họ là nhóm đối tượng chưa được tiêm”.

Những trường hợp có tiền sử dị ứng nhẹ hoặc bệnh lý nền trong điều kiện được bác sĩ nhận định là vẫn đủ điều kiện tiêm (nhóm cần thận trọng khi tiêm) thì bắt buộc phải được tiêm tại bệnh viện (thay vì cơ sở y tế như người không có tiền sử dị ứng, bệnh lý nền) vì bệnh viện sẽ có đội cấp cứu để hỗ trợ ngay khi có phản ứng phụ xảy ra.

Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin? - Ảnh 3.

Có một số nhóm chống chỉ định tiêm là những người có tiền sử dị ứng rất nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) với nhiều dị nguyên khác nhau, bao gồm dị ứng với vắc xin (lần tiêm đầu tiên có phản vệ hoặc dị ứng với 1 trong các thành phần của vắc xin), dị ứng các loại thuốc, dị ứng thời tiết và các bệnh lý dị ứng khác...

Nhóm đối tượng KHÔNG ĐƯỢC TIÊM vắc xin phòng Covid-19:

1. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với tác nhân hoặc liều tiêm trước

2. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kì thành phần nào của vắc xin (L-Histidine, L-Histidine hydrochloride monohydrate, Magie clorua hexahydrat, Polysorbate 80, Etanol, Sucrose, Natri clorua, Dinatri edetat dihydrat)