Những người yêu thích lối sống của người dân xứ sở kim chi chắc hẳn không còn xa lạ với thói quen ăn canh rong biển trong ngày sinh nhật. Thực tế, rong biển là một loại thực phẩm rất dễ tìm thấy ở Hàn Quốc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của phong tục này xuất phát từ đâu chưa?
Rong biển - "thần dược" quý giá giúp phục hồi sức khỏe cho các bà mẹ mới sinh
Theo một ghi chép lịch sử có từ thời nhà Đường, người Hàn Quốc ở triều đại Goryeo (bắt đầu vào khoảng năm 918) đã quan sát thấy cá voi ăn rong biển sau khi sinh. Từ hành động này, người Hàn Quốc bắt đầu tìm hiểu về rong biển và phát hiện ra đây là loại "thần dược" hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho các bà mẹ sau sinh hiệu quả.
Một học giả triều đại Joseon tên là Yi Gyu Gyeong đã phổ biến ý tưởng về việc rong biển có lợi cho cá voi đang mang thai thông qua câu chuyện của mình. Ông viết câu chuyện về một người đàn ông bị cá voi nuốt chửng khi đang ở ngoài biển. Khi người đàn ông ở trong bụng cá voi, người này thấy trong bụng cá chứa đầy rong biển. Đáng chú ý là máu cá ban đầu có màu sẫm, máu vón cục nhưng sau đó lại được tẩy sạch nhờ rong biển. Sau khi cố gắng sống sót thoát ra khỏi dạ dày của cá voi, người đàn ông này đã nói với những người khác về hiệu quả của rong biển trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi sinh.
Ảnh: dutchpickie
Cũng từ đây, canh rong biển trở thành một phần chính trong chế độ ăn kiêng của phụ nữ sau sinh. Tập tục này dẫn đến một truyền thống kế cận là người dân Hàn Quốc ăn canh rong biển trong ngày sinh nhật của mình như một cách để bày tỏ lòng kính trọng đối với mẹ và những khó khăn mà bà phải chịu đựng khi sinh nở.
Về mặt khoa học, rong biển sở hữu nhiều đặc tính có lợi mà đặc biệt là các bà mẹ mới sinh cần rất nhiều. Rong biển có hàm lượng iốt và canxi cao, cả hai chất này đều cần thiết trong thời kỳ cho con bú. Bên cạnh đó, hàm lượng axit béo Omega 3 từ rong biển cũng không hề thấp. Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu trong thời kỳ mang thai và cho con bú đối với thai nhi cũng như trẻ sơ sinh, nó giúp phát triển thần kinh và sức khỏe thần kinh cho người lớn.
Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc từ rong biển
Nếu bổ sung rong biển vào cơ thể thường xuyên hơn thì bạn có thể thu được tối đa 6 lợi ích này dành cho sức khỏe của mình.
1. Cải thiện tình trạng da
Trong rong biển cũng chứa axit béo Omega 3 nên giúp giảm viêm và giảm bớt nguy cơ nổi mụn trứng cá trên da mặt, đồng thời giúp làn da luôn mịn màng, tươi sáng. Đặc biệt, nếu bạn chăm ăn rong biển trong mùa đông thì có thể hạn chế tình trạng khô da đáng kể.
2. Hỗ trợ giảm cân
Nhờ axit alginic có trong rong biển nên nó giúp ngăn chặn tình trạng chất béo xuất hiện trong ruột của bạn. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa béo phì thông qua loại axit này để ngăn chặn enzyme tiêu hóa chất béo.
Mặt khác, fucoxanthin (một loại carotenoid có thể thúc đẩy sản xuất protein liên quan đến chuyển hóa chất béo) cũng giúp hỗ trợ giảm cân đạt hiệu quả cao hơn.
Ảnh: @jin
3. Hỗ trợ mô xương chắc khỏe
Các loại rong biển màu xanh đậm đều có chứa hàm lượng canxi vô cùng cao. Bên cạnh đó, nó còn rất giàu magie - một loại khoáng chất hỗ trợ sức khỏe xương tốt hơn.
4. Cân bằng lượng đường huyết
Việc thêm rong biển vào trong các bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể và giúp bạn luôn cảm thấy no lâu hơn. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, axit alginic có trong rong biển cũng có thể giúp tăng cường chất nhầy đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Thậm chí, loại axit này còn có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol và glucose ở những người béo phì.
5. Giải độc cơ thể
Rong biển có thể làm sạch ruột của bạn khỏi các độc tố, hay hóa chất độc hại từ khói thuốc gây ra. Cũng bởi, trong loại thực phẩm này đều có chứa nhiều chất xơ hòa tan nên giúp thúc đẩy giải độc hiệu quả.
6. Cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể
Việc thêm rong biển vào trong các bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể và giúp bạn luôn cảm thấy no lâu hơn. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, axit alginic có trong rong biển cũng có thể giúp tăng cường chất nhầy đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Thậm chí, loại axit này còn có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol và glucose ở những người béo phì.
Nguồn và ảnh: Koreaboo