Ở Scotland, năm ngoái số lượng người mắc bệnh tiểu đường lên tới 300.000 người. Tình trạng báo động này khiến các nhà chức trách lẫn Bộ Y tế đang nỗ lực không ngừng để đưa ra các giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu.
Giáo sư Mike Lean, trưởng khoa dinh dưỡng, điều dưỡng ở Đại học Glasgow, Scotland đã tạo ra một "Chế độ ăn kiêng đặc biệt" dành cho người bị tiểu đường. Những người tham gia thử nghiệm sẽ ăn một bát cháo yến mạch chuối vào buổi sáng, súp đậu lăng bánh mì cho bữa trưa và tối cùng với một ít trái cây ăn nhẹ. Tổng lượng calo trong ngày là 850 và người tham gia phải duy trì trong 1 tháng.
Ông cũng nói thêm rằng những người mắc tiểu đường loại 2 có liên quan tới béo phì và ít hoạt động, nó được xem như tình trạng nghiêm trọng không kém ung thư. Chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường này tạo ra rất đơn giản và dựa trên công thức nấu ăn truyền thống của người Scotland.
Sau 1 tháng, những người tham gia thử nghiệm đã có những thay đổi rõ rệt về bệnh tình của mình, họ không những giảm cân mà chỉ số đường huyết cũng hạ thấy rõ.
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi insulin trong tuyến tụy không hoạt động bình thường hoặc tuyến tụy không tạo ra đủ insulin. Điều này gây ra sự gia tăng nồng độ đường glucose trong máu, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận, suy gan, mù lòa và tổn thương các đầu dây thần kinh ở bàn chân.
Chế độ ăn kiêng 850 calo trên được thực hiện trong vài tuần đến vài tháng, ban đầu người tham gia sẽ cảm thấy rất đói và đau đầu nhưng sau đó sẽ quen dần. Một phụ nữ trung bình khỏe mạnh cần 2.000 calo mỗi ngày, trong khi một người đàn ông cần 2.500 calo. Cho nên nếu muốn bệnh tiểu đường thuyên giảm, buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn hàng ngày một cách khoa học.
Emma Shields, cố vấn lâm sàng cao cấp của tổ chức từ thiện về bệnh tiểu đường ở Vương quốc Anh cho biết: "Giảm cân là chìa khóa để làm giảm bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, tại sao chế độ ăn mỗi ngày lại cực kỳ quan trọng đến như vậy".