Một phụ nữ 35 tuổi tử vong vì nhồi máu cơ tim vào đêm khuya, bác sĩ nhắc nhở: Uống quá nhiều nước này, máu sẽ "đặc như cháo"

Nửa đêm, tiếng còi xe cấp cứu dồn dập đánh thức đêm dài, trong xe, một người phụ nữ hơi thở yếu ớt, cau mày, như đang chịu đựng nỗi thống khổ khôn tả. Khi đến bệnh viện, người phụ nữ đã hôn mê, trong tình trạng rất nguy kịch, các bác sĩ lập tức cấp cứu nhưng không kịp.

Theo thông tin từ người nhà, người phụ nữ này tên là Lin Xin, năm nay 35 tuổi (Trung Quốc), lên cơn đau tim vào đêm khuya. Cô không có thói quen xấu, không bao giờ đụng đến rượu bia, thuốc lá, lại bị bệnh mỡ máu nhẹ nên hiếm khi ăn thịt và thậm chí cô còn không đụng đến chất béo.

Sau khi tìm hiểu kỹ càng, cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra nguyên nhân gây tử vong chính và không khỏi thở dài: Làm sao có thể uống thường xuyên thứ "nước" này được.

Một phụ nữ 35 tuổi tử vong vì nhồi máu cơ tim vào đêm khuya, bác sĩ nhắc nhở: Uống quá nhiều nước này, máu sẽ đặc như cháo - Ảnh 1.

Hóa ra Lin Xin thường không thích uống nước đun sôi, khi khát hoặc muốn uống nước thì cô sẽ uống trực tiếp nước ngọt có ga hoặc nước hoa quả hầu như hàng ngày, mỗi ngày cô có thể uống ít nhất 1 lít.

Tủ lạnh trong nhà Lin Xin chứa đầy các loại nước ngọt, cô thường dùng chúng thay nước đun sôi để uống như nước lọc. Và đây cũng chính là "máy gia tốc" cuộc đời cô ấy, đẩy nó đến gần với cơn nhồi máu cơ tim, cướp đi sinh mạng của cô.

Các loại nước uống như nước ngọt có ga, nước hoa quả trong quá trình sản xuất sẽ cho thêm nhiều đường và phụ gia, thỉnh thoảng uống một lần sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, nhưng nếu bạn uống hàng ngày như Lin Xin thì lượng đường đưa vào cơ thể sẽ dễ dàng vượt quá tiêu chuẩn. Lượng đường dư thừa này sẽ được chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể và được tích tụ, thậm chí, mỡ thừa đi vào máu sẽ làm tốc độ máu chảy chậm lại, tăng lipid trong mạch máu khiến máu ngày càng đặc "như cháo".

Một phụ nữ 35 tuổi tử vong vì nhồi máu cơ tim vào đêm khuya, bác sĩ nhắc nhở: Uống quá nhiều nước này, máu sẽ đặc như cháo - Ảnh 2.

Máu trở nên nhớt, lượng lớn lipid bị lắng đọng, mạch máu dễ bị tắc nghẽn, máu, oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp kịp thời, có nguy cơ gây hoại tử do thiếu máu cục bộ cơ tim, tức là nhồi máu cơ tim. Tình trạng của Lin Xin là như vậy.

Giáo sư Hu Dayi, một chuyên gia nổi tiếng về tim mạch của Trung Quốc, từng đề xuất rằng kiểm soát chặt chẽ lượng đường và muối ăn vào là bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi trong vòng 20 năm qua, tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ vẫn luôn là 2 căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê.

Mạch máu sợ "tắc" nhất, ngoài nước ngọt có ga và nước hoa quả, bạn cũng cần chú ý

- Ăn ít thức ăn nhiều muối, chiên rán và nhiều dầu mỡ.

- Tránh rượu bia và thuốc lá, và uống không quá 50ml một ngày.

- Đi ngủ sớm và dậy sớm, không thức khuya, tập thể dục thường xuyên.

Một phụ nữ 35 tuổi tử vong vì nhồi máu cơ tim vào đêm khuya, bác sĩ nhắc nhở: Uống quá nhiều nước này, máu sẽ đặc như cháo - Ảnh 3.

Nếu lipid máu tăng thì ở 3 chỗ sau sẽ có nhắc nhở

1. Con mắt

Tầm nhìn của mắt sẽ trở nên mờ và không rõ ràng, và cũng có thể có một vòng tròn màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt xung quanh nhãn cầu đen, tức là vòm giác mạc. Khi đó, bạn hãy nên cẩn thận.

2. Bắp chân

Nếu lipid máu cao thì tốc độ máu chảy sẽ chậm hơn, chân không đủ oxy trong máu sẽ gây ra chuột rút, mệt mỏi.

3. Bụng

Mỡ trong máu quá cao có thể gây tổn thương chức năng gan tụy, rối loạn chức năng tiêu hóa, đầy hơi và bụng cồn cào.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, Healthline, BV ĐKQT Vinmec