Mùa hè, nhiều người có thói quen dùng nước ép rau quả tươi thay cho một bữa ăn sáng, hoặc sử dụng cho chế độ ăn kiêng của mình. Người uống nước ép trái cây tin rằng nước ép tốt và ngon hơn khi ăn quả nguyên chất.
Tuy nhiên, theo Boldsky, việc tiêu thụ nước ép trái cây thực chất không hề tốt như cách bạn ăn nguyên quả. Bởi trong quá trình ép, vỏ hoặc thịt quả thường bị loại bỏ, chỉ lấy phần nước. Như vậy đã lãng phí toàn bộ chất xơ có trong trái cây.
Ảnh minh hoạ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây cung cấp một lượng chất nhất định như vitamin, nhưng lại không phải là một lựa chọn tốt với tất cả mọi người, nhất là những người bị bệnh tiểu đường, vì chúng có thể gây ra lượng đường trong máu bất thường.
Hơn nữa, nước ép trái cây có thể dẫn đến tăng cân, do hàm lượng đường cao. Béo phì và tăng cân có liên quan đến tăng huyết áp, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch và nhiều bệnh khác. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là nên ăn trái cây cả quả.
5 lưu ý cần tránh khi uống nước ép trái cây
Ảnh minh hoạ
Không uống lúc đói
Việc uống nước ép trái cây vào sáng sớm, khi đói hoặc trước lúc ăn rất có hại cho cơ thể, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa. Bởi nước ép trái cây nhiều axit sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, cản trở tiêu hóa và phá hủy các loại vitamin có trong dạ dày. Do đó, người tiêu dùng nên uống nước ép trái cây sau bữa ăn hoặc sau khi làm việc mệt mỏi.
Không uống cùng đường
Trong nước ép trái cây đã chứa một lượng đường nhất định tốt cho cơ thể. Việc chúng ta pha chế thêm đường vào nước ép sẽ khiến cơ thể bị dư thừa đường, lâu dài sinh ra các bệnh béo phì, tiểu đường…
Không hâm nóng nước trái cây
Hâm nóng nước trái cây sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Không đựng trong bình kim loại
Đựng nước ép trái cây trong bình kim loại, hoặc dùng thìa kim loại khuấy sẽ dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C.
Không pha cùng sữa
Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau dẫn đến gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Có thể sự kết hợp này còn gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, việc uống sữa và nước ép trái cây cần có sự tách biệt với nhau, ít nhất là 30 phút.